Xây dựng thành công mô hình gây cảm nhiễm bệnh mang do amip (AGD) trên cá

-

Bệnh mang do amip (Amoebic Gill Disease – AGD) gây nhiều thiệt hại cho ngành nuôi trồng thủy sản ở Tasmanian nhiều năm qua. Bệnh này do loài amip có tên khoa học là Neoparamoeba perurans, loài ký sinh trùng này sinh sản nhanh khi nhiệt độ và độ mặn cao.

Bệnh bùng phát mạnh vào cuối năm 2012 được báo cáo ở Ireland và Scotland, và nó là mối quan tâm hàng đầu vì bệnh có thể sẽ xảy ra dọc theo bờ biển Nauy.

Nhằm đối phó với bệnh này, công ty VESO Vikan đã phát triển một mô hình gây cảm nhiễm cho bệnh AGD. Thông qua sự hợp tác chặt chẽ với Viện Thú y của Na Uy (NVI​​), chúng tôi hiện nay có thể nuôi cấy amip và đã gây cảm nhiễm thành công trên cá hồi trong các thí nghiệm.

image

Mang cá nhiễm bệnh Amoebic Gill Disease – AGD

Chúng tôi hiện đang làm việc để thiết lập một hệ thống tính điểm để đánh giá sự tiến triển của bệnh, công việc này được thực hiện với sự hợp tác từ NVI và Patogen Analyse AS.

Mô hình này sẽ rất hữu ích cho nghiên cứu cơ bản, cũng như để thử nghiệm phương pháp điều trị và các biện pháp phòng bệnh, chẳng hạn như thức ăn kích thích miễn dịch, chọn lọc di truyền và tiêm phòng (vaccine).

© Triệu Tuấn, trieutuan.blog
Source: The Fish Site News Desk.

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments