Vi khuẩn phát sáng có thể cải thiện an toàn thực phẩm

-

Các nhà khoa học đang tìm kiếm vết tích của một loại vi khuẩn E. coli gây ô nhiễm thực phẩm có thể được phát hiện sớm bằng tay khi tắt hết bóng đèn sẽ thấy vi khuẩn phát sáng  trong bóng tối.

Các nhà nghiên cứu trường đại học Purdue đã tìm ra một loại vi khuẩn có tên là NanoLuc – một loại virus chỉ lây nhiễm trên vi khuẩn để sản xuất một loại enzyme E. coli O157: H7 nhằm phát ra ánh sáng nếu bị nhiễm bệnh. Tiến trình này có thể sẽ mất vài giờ so với phương pháp truyền thống, nhưng lại có tầm quan trọng trong việc xác định thực phẩm bị nhiễm độc.

“Điều này rất thiết thực. Các phòng thí nghiệm thử nghiệm không phải thay đổi bất cứ điều gì đang làm. Nhà nghiên cứu chỉ cần bổ sung thể thực khuẩn trong quá trình giàu hóa giao thức thử nghiệm”, Bruce Applegate, giáo sư đại học khoa học thực phẩm Purdue chia sẻ. “Chúng ta có thể phát hiện khoảng 4 loại vi khuẩn trong vòng 8 giờ, và quá trình này là rẻ hơn so với các xét nghiệm đang được sử dụng hiện tại”.

Trong khi nhiều chủng vi khuẩn E. coli là vô hại, một số lại gây ra các bệnh nghiêm trọng và có khả năng gây chết. Nhiễm chừng 10 đơn vị chủng E. coli O157: H7 có thể gây bệnh nghiêm trọng.

Phương pháp chuẩn đoán hiện tại không thể tìm thấy chỉ một vài E. coli O157: H7 trong mẫu tế bào, vì vậy kiểm chứng lại quá trình làm giàu, nuôi cấy vi khuẩn để nhân sinh khối sẽ phát hiện dễ dàng. Với việc bổ sung mẫu vi khuẩn, các nhà khoa học có thể bổ sung thêm thuốc thử và phát hiện E. coli O157: H7 trước khi quá trình làm giàu là thậm chí hoàn thành, trong vòng 7 đến 9 giờ.

“Các phương pháp phát hiện hiện tại không thể bỏ qua quá trình làm giàu, nhưng công nghệ của chúng tôi có thể khám phá các giai đoạn làm giàu. Điều đó có thể cung cấp cho chúng ta một lợi thế về thời gian so với các phương pháp khác”, Dandan Zhang, trợ lý nghiên cứu sau đại học thuộc khoa Khoa học thực phẩm và bài báo đầu tiên về nghiên cứu.

Zhang cho biết vi khuẩn khác cũng có thể được phát triển để phát hiện vi khuẩn gây bệnh chẳng hạn như vi khuẩn Salmonella, trong tiến trình tương tự.

Source: Lê Giang, TepBac.Com, Theo Thefishsite

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments