Vai trò sắc tố Marennine từ tảo Haslea ostrearia

-

Nghiên cứu này là thí nghiệm đầu tiên chứng minh rằng nước có màu xanh (Blue Water – BW) chứa chất Marennine do Haslea ostrearia
tiết ra như một tác nhân phòng bệnh trong các trại sản xuất giống.

Khó khăn sản xuất giống

Một điều kiện tiên quyết trong bất kỳ hoặc hoạt động nuôi nhuyễn thể nào là cung cấp đầy đủ, đáng tin cậy và ít tốn kém những con non, thường được gọi là con giống (Helm et al., 2004). Sản xuất giống ngày càng trở thành tiêu chuẩn cho nuôi trồng thủy sản, một xu thế có thể sẽ phát triển trong tương lai (FAO., 2011).

Một trong những khó khăn lớn nhất của sản xuất giống nhuyễn thể là sự tái nhiễm khuẩn gây chết số lượng đáng kể, tổn thất lớn cho người nuôi. Những cái chết này thường liên quan đến vi khuẩn thuộc các chi Vibrio, Pseudomonas và Aeromonas, trong đó các thành viên của chi Vibrio được phát hiện thường xuyên nhất (Tubiash et al., 1965; Estes et al., 2004; Paillard, 2004).

Vi khuẩn gây bệnh V. splendidus được xem là một loài gây bệnh phổ biến rộng rãi, và tính gây bệnh của nó đã được nghiên cứu chi tiết (Duperthuy et al., 2010, 2011, Decker và Saulnier 2011, Tanguy et al., 2013). Hai loài hai mảnh vỏ được nghiên cứu là sò điệp Placopecten
magellanicus
 và trai xanh Mytilus edulis, đây là những đại diện của các loài nhuyễn thể nuôi phổ biến, (Robert et al., 1996. Helm et al., 2004).

Tảo biển Haslea ostrearia

Ở các trại sản xuất giống, nhiễm khuẩn được biết đến là nguyên nhân chính gây ra các sự thiệt hại to lớn trên toàn cầu, bất kể hệ thống sản xuất được sử dụng tốt đến mấy (Devauchelle và Mingant 1991; Riquelme et al., 1995. Nicolas et al., 1996; Jorquera et al., 2001; Torkildsen et al., 2004, Torkildsen et al., 2005, Andersen và cộng sự, 2011.).

Việc sử dụng kháng sinh để phòng bệnh ở các trại sản xuất giống đã được sử dụng nhưng khá tốn kém, có thể để lại các chất có hại và có thể gây ra sự phát triển các dòng vi khuẩn kháng kháng sinh (HHS, 1999; Helm et al., 2004). Việc sử dụng kháng sinh trong các trại sản xuất giống hiện đang được kiểm soát hoặc bị cấm ở nhiều nước (Arkinbowale et al., 2006). Do đó, cần xác định các phân tử mới với các hoạt động kháng khuẩn. Các hợp chất tự nhiên vượt trội về khả năng cung cấp tính năng mới và đa dạng (Spížek et al., 2010), giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn kháng kháng sinh.

Marennine trong nuôi trồng thủy sản

Marennine (Lankester,1886) là một sắc tố hoà tan trong xanh-xanh lá cây được tổng hợp bởi tảo biển Haslea ostrearia (Gaillon) (Simonsen 1974). Loài tảo này từ lâu đã được coi là loài duy nhất trong họ Bacillariophyceae có thể sản xuất một sắc tố như vậy (Neuville và Daste 1978). Gần đây, hai loài Haslea mới đã được mô tả chúng cũng tãi ra một sản phẩm tạo ra sắc tố tương tự marennine, là H. provincialis (Gastineau và cộng sự, 2016) và H. karadagensis, tuy là loại sắc tố khác nhưng thuộc cùng một nhóm tác động (Gastineau et al., 2012).

Marennine tích lũy ở các vùng đỉnh của tế bào trước khi thoát ra môi trường bên ngoài (Nassiri et al., 1998), Đây là chất đã được chứng minh là có khả năng chống oxy hoá, chống viêm, kháng nấm và kháng khuẩn (Gastineau et al., 2012, 2014). Trong ống nghiệm, marennine ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh như Polaribacter irgensiiPseudoalteromonas elyakowii và Escherichia coli (Gastineau và cộng sự, 2012a).

Cấu trúc phân tử của marennine chưa được biết và nhiều giả thuyết dược lý đã được hình thành dựa trên tính chất hoá học của nó. Giả thuyết gần đây nhất đề xuất marennine như một polyphenol (Pouvreau et al., 2006), có thể với một thành phần glycosidic (Gastineau et al., 2014).

Sự tương tác của phân tử này đối với vi khuẩn đã được kiểm tra trên Escherichia coli, một vi khuẩn Gram âm, sự kích hoạt tính kháng khuẩn của nó được kích thích bằng cách tương tác với lipopolysaccharides (LPS) trong màng membrane. Trong những năm gần đây, các phân tử gây rối loạn sinh học của vi khuẩn thông qua sự tương tác không đặc hiệu với các thành phần màng lipid đã thu hút sự chú ý vì chúng có thể là một giải pháp hấp dẫn cho việc phát triển các kháng sinh mới đối với vi khuẩn kháng thuốc (Arouri et al., 2009).

Với sự phát triển của các hệ thống sản xuất khối lượng cao (Gastineau et al., 2014), marennine có thể được sử dụng như một chất chống vi khuẩn tự nhiên để kiểm soát sự gây bệnh của vi khuẩn trong nuôi cấy ấu trùng. Giả thuyết chính của nghiên cứu này là sự tồn tại của môi trường nuôi cấy Haslea có chứa marennine có thể ảnh hưởng đến việc nuôi dưỡng ấu trùng của P. magellanicus và M. edulis bằng cách kiểm soát tính gây bệnh của V. splendidus trong các thử nghiệm.

Cụ thể hơn, mục tiêu chính là (1) cải thiện sự sống còn của ấu trùng và hoạt động sinh lý; (2) giảm mật độ vi khuẩn gây hại ; Và (3) ức chế sự gây bệnh của V. splendidus.

Nghiên cứu này là thí nghiệm đầu tiên chứng minh rằng nước màu xanh (Blue Water – BW) chứa marennine do Haslea ostrearia sử dụng như một tác nhân phòng bệnh trong các trại sản xuất giống có kết quả đầy hứa hẹn về sự sống sót của con giống. Sự bảo vệ này có thể là kết quả của sự tương tác với màng vi khuẩn, làm giảm tính gây bệnh của vi khuẩn.

Trại sản xuất giống chứa các phân tử Marennine có thể làm tăng khả năng sống sót và chất lượng của ấu trùng ở các trại sản xuất giống; và nghiên cứu hiện tại cho thấy rằng nước màu xanh chứa Marennine là một tượng hướng đến tốt nhất. Cần phải nghiên cứu thêm để xác định chính xác nồng độ Marennine tối ưu đối với hoạt động của ấu trùng, xác định hiệu quả của Marennine trên phạm vi rộng hơn đối với các loài
có liên quan đến nuôi trồng thuỷ sản và ước lượng hiệu quả của hợp chất sinh học này đối với các vi khuẩn gây bệnh khác nhau. Cũng như đánh giá hiệu quả trên cả ấu trùng và cá thể trưởng thành.

Source: Trị Thủy, TepBac

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments