Ứng dụng công nghệ Biofloc trong sản xuất giống cá rô phi

-

Hiện nay, thị trường đang khan hiếm nguồn cung cấp giống cá rô phi chất lượng cao nhưng công nghệ sản xuất hiện tại lại không đáp ứng đủ nhu cầu.

Tuy nhiên, việc thử nghiệm thành công công nghệ biofloc (BFT) trong sản xuất giống cá rô phi gần đây lại mở ra một hướng đi mới cho ngành sản xuất này. Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học đến từ Đại học Nông Nghiệp Bogor- Indonesia, nhằm đánh giá những ảnh hưởng tích cực của công nghệ biofloc trong quá trình nuôi vỗ cá bố mẹ và quá trình phát triển của cá bột.

Bố trí thí nghiệm

Nuôi vỗ cá bố mẹ: Cá được bố trí vào 2 bể (25 cá/bể) với tỉ lệ đực cái là 4:1. Thức ăn cho hai nghiệm thức được bố trí như sau: (i) Nghiệm thức đối chứng cho cá ăn 2 lần/ngày với 2% trọng lượng thân; (ii) Nghiệm thức BFT sử dụng mật mía (53% C) với tỷ lệ C/N là 10.

Ương cá bột: Chọn cá bột có kích cỡ đồng đều bố trí vào 2 bể khác nhau (15 con/bể). Thức ăn ở hai nghiệm thức được bố trí như sau: (i) Nghiệm thức đối chứng cho cá ăn thức ăn 40% đạm, cho ăn 4 lần/ngày, lượng ăn bằng 40% trọng lượng thân; (ii) Nghiệm thức BFT bổ sung mật mía (53% C), C/N là 10, chiếu sáng 24h.

Gây cảm nhiễm với Streptococus agalactiae

Cá bột đồng cỡ sẽ được cho vào 2 bể (15 con/bể) ngâm trong nước với mật số vi khuẩn là 10^7 CFU/ml trong 6h, sau đó sẽ chuyển cá sang bể nước ngọt và theo dõi, và tỉ lệ sống sẽ được xác định sau 5 ngày. Cá ở nghiệm thức đối chứng sẽ cho ăn 4 lần/ngày, lượng ăn bẳng 20% trọng lượng thân. Cá ở bể BFT không cần bổ sung cacbon.

Đánh giá khả năng chịu mặn

120 con cá bột đồng cỡ sẽ được bố trí vào 6 bể (20 con/bể), mỗi bể chứa 1.5L nước (35g Nacl/L), ngâm trong vòng 60 phút, sau đó chuyển sang bể nước ngot trong vòng 1h, và tỉ lệ chết sẽ được xác định trong vòng 24h.

Kết quả

Tỉ lệ sống: Tỉ lệ sống cá bột ở nghiệm thức BFT là 90-95%, cao hơn hẳn so với nghiệm thức đối chứng(67-75%), nhưng không có sự khác biệt về tăng trưởng.

Cảm nhiễm với S. agalactiae: Tỉ lệ sống ở nghiệm thức BFT là 75-80% so với đối chứng là 55%. Điều đó chứng tỏ công nghệ biofloc sẽ giúp cá bột nâng cao khả năng kháng khuẩn S. agalactiae.

Khả năng chịu mặn: Tỉ lệ sống của cá bột ở nhóm BFT sau 1h và 24h thử nghiệm là 72% và 42%, cao hơn rất nhiều so với 33% và 5% ở nghiệm thức đối chứng.

Kết Luận

Có thể ứng dụng công nghệ bioloc trong nuôi vỗ cá bố mẹ cũng như ương cá bột. Quy trình này sẽ giúp việc sản xuất giống có hiệu quả hơn về cả số lượng và chất lượng, cũng như giúp người nuôi tiết kiệm chi phí sản xuất.

Source: An Lê, TepBac

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments