Úc sẽ thả virus herpes xuống sông để tiêu diệt cá chép

-

Úc đang có kế hoạch thả virus herpes xuống sông Murray để tiêu diệt cá chép Châu Âu đang xâm nhập và gây hại cho hệ sinh thái. Christopher Pyne, Bộ trưởng bộ khoa học cho biết kế hoạch này có tên là “carp-aggedon” với mục tiêu giảm quần thể cá chép xuống 95% trong 30 năm.

Úc đã từng triển khai một vài kế hoạch tương tự trong quá khứ. Năm 1950, chính phủ Úc đã dùng virus myxomatosis để tiêu diệt quần thể thỏ trong tự nhiên. Theo Wikipedia, kế hoạch này rất thành công khi họ có thể làm giảm quần thể thỏ từ 600 triệu con xuống còn 100 triệu con chỉ trong 2 năm. Những con thỏ nhiễm virus sẽ hình thành các khối u trên da, một vài trường hợp bị mù lòa, kèm theo các triệu chứng khác như sốt cao và chúng thường chết chỉ sau 14 ngày nhiễm bệnh. Tuy nhiên, một số con thỏ đã sống sót và hình thành các gen kháng với virus myxomatosis. Hiện nay, virus myxomatosis chỉ có thể tiêu diệt được 50% số thỏ lây nhiễm.

Theo kế hoạch, năm 2018 úc sẽ thả virus gây bệnh cá chép cyprinid herpesvirus-3 xuống sông. Bộ trưởng khoa học Pyne cho biết “Virus sẽ ảnh hưởng đến quần thể cá chép Châu Âu, chúng sẽ tấn công vào thận, da và mang cá. Cá sẽ mang virus trong khoảng 1 tuần và chúng sẽ chết chỉ trong 24 giờ sau đó.”

Virus này hoàn toàn vô hại đối với con người. Những ảnh hưởng lâu dài của virus này vẫn chưa được biết, và virus này cũng không gây hại đến các loài cá khác sống trên sông. Dự án này tiêu tốn khoảng 11 triệu USD, phần lớn là dùng để xử lý vấn đề cá chết và làm sạch con sông. Theo dự đoán, nếu virus hoạt động hiệu quả sẽ có tới hàng trăm thậm chí hàng triệu tấn cá chép sẽ chết trong một thời gian ngắn. Các cư dân sống gần khu vực con sông này sẽ được khuyến cáo đi du lịch trong suốt thời gian thả virus xuống sông để tránh ảnh hưởng bởi mùi và ô nhiễm cá chết. Cá chết có thể được dùng làm phân bón, đem chôn hay thậm chí dùng làm thức ăn cho động vật nuôi.

Matt Barwick, thuộc Bộ công nghiệp cho biết biện pháp tiêu diệt cá chép bằng cách sử dụng virus này là an toàn. Ông cho biết có đến 58 triệu con cá chép đã được tiêu thụ bởi người dân Israel mỗi ngày (dân số Israel chỉ có 8 triệu người!) và tất cả số cá chép này đều được tiêm virus với liều thấp như là một loại vacxin trong quá trình nuôi cá. Đến hiện tại, không có bất cứ tài liệu hay nghiên cứu nào cho biết ảnh hưởng của việc ăn cá chép đã bị nhiễm virus herpes đến sức khỏe con người.

Cá chép được du nhập vào Úc vào những năm 1800 và hiện nay nó xâm nhập ở rất nhiều khu vực khác nhau như là một sinh vật ngoại lai, chúng ảnh hướng rất lớn đến hệ sinh thái và quần thể động vật thủy sinh địa phương.

Source: Triệu Tuấn, trieutuan.blog   

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments