Top 10 công ty xuất khẩu thủy sản lớn nhất Việt Nam

-

Cùng tìm hiểu về Top 10 đại gia trong ngành chế biến- xuất khẩu thủy sản lớn nhất Việt Nam mà có thể bạn chưa biết.

1. Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy hải sản Minh Phú

Với doanh thu cao lên đến 10.000 tỷ VNĐ mỗi năm, Công ty Cổ Phần Tập đoàn Thủy hải sản Minh Phú được biết đến là tập đoàn thủy sản đứng đầu Việt Nam khi có kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn nhất cả nước và xuất khẩu đến hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Minh Phú vẫn đang tiếp tục xây dựng mạng lưới tiêu thụ, mở rộng sang các thị trường như Mỹ, Úc, EU, Canada,…

Đây còn là doanh nghiệp thủy sản đầu tiên của Việt Nam được nhận tiêu chuẩn GLOBAL GAP về nuôi trồng và chế biến tôm xuất khẩu. Hai sản phẩm chủ lực đã giúp tạo nên danh tiếng cho công ty chính là Tôm Sú (Black Tiger) và Tôm thẻ chân trắng (White Vannamei).

Tôm thẻ chân trắngTôm thẻ chân trắng (White Vannamei). Ảnh: uv-vietnam.com.vn

2. Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn

Được thành lập vào ngày 29/12/1997 tại tỉnh Đồng Tháp với tiền thân là công ty TNHH Vĩnh Hoàn. Lúc đầu, công ty chỉ là một nhà máy chế biến cá nhỏ nhưng sau một thời gian không ngừng nỗ lực và phát triển, thì giờ đây công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn đã trở thành một trong những công ty hàng đầu về chế biến và xuất khẩu cá ba sa, cá tra tại Việt Nam và trên toàn thế giới với chất lượng cao cấp trong từng sản phẩm mà công ty làm ra.

Công ty luôn được những đối tác nước ngoài “chọn mặt gửi vàng” về các mặt hàng như basa fillet, cá tra.

Quy trình chế biến khép kín tại Vĩnh Hoàn. Ảnh: forbes.vn

3. Công ty Cổ phần Hùng Vương

Được thành lập vào năm 2003 và bắt đầu hoạt động sản xuất tại Khu công nghiệp Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Tới nay, công ty hiện hoạt động ở nhiều lĩnh vực về sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản, sản xuất thức ăn,….

Tự hào là doanh nghiệp chế biến và sản xuất cá da trơn xuất khẩu lớn nhất Việt Nam và đồng thời cũng là doanh nghiệp dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu về mặt hàng này trên khắp cả nước. Hiện tại, thì công ty đã có được hơn 19 năm hình thành- phát triển và sản phẩm của Hùng Vương cũng đã có mặt rộng rãi ở 60 quốc gia trên toàn thế giới.

Sản phẩm cá tra fillet của công ty Hùng Vương. Ảnh: hungvuongpanga.com

4. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (Agifish)

Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (AGIFISH) cũng là một trong những công ty hàng đầu tại Việt Nam chế biến và xuất khẩu cá basa, cá tra. Với mô hình sản xuất chất lượng cao, AGIFISH luôn áp dụng những hệ thống quản lý chất lượng trong toàn bộ quá trình HACCP, CoC,… để nâng cao nâng suất cũng như luôn đạt chuẩn chỉ tiêu sản phẩm trước khi đem đến tay người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Liên tục từ năm 2003 đến 2018, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang luôn vinh dự khi nhận được giải thưởng “Hàng Việt Nam chất lượng cao”. Và đây cũng là doanh nghiệp duy nhất hoạt động trong lĩnh vực thủy hải sản được tặng danh hiệu “Thương hiệu quốc gia” (Vietnam Value) trong những năm 2008, 2010 và 2012.

Sản phẩm cá tra của Agifish. Ảnh: agifish.com.vn

5. Công ty TNHH Phương Nam

Được thành lập vào 08/01/1998, Công ty hoạt động chủ yếu về chế biến và xuất khẩu tôm cho thị trường trong và ngoài nước. Ngoài ra, công ty còn tham gia vào rất nhiều vùng nuôi và hợp tác đầu tư cho những người nông dân nuôi trồng về thủy sản. Với một phần có thể giúp cho người nông dân dễ dàng hơn trong việc nuôi trồng tôm và bên cạnh đó còn giúp cho công ty có được những nguồn cung đảm bảo chất lượng khi kết hợp đầy đủ các quy trình để có thể cung cấp những sản phẩm an toàn, không có kháng sinh và luôn tươi nhất đến tay khách hàng.

Công ty còn đầu tư những trang thiết bị hiện đại đến từ Anh, Thụy Điển,..cùng với kỹ thuật tiên tiến của Mỹ trong việc nuôi và chế biến.

Sản phẩm Tôm sú. Ảnh: vietgiaitri.com

6. Công ty Cổ phần Chế biến thủy sản và Xuất nhập khẩu Cà Mau (Camimex)

Và đứng ở vị trí thứ 6 trong danh sách lần này đó chính là công ty Cổ phần Chế biến thủy sản và Xuất nhập khẩu Cà Mau, đây là công ty chuyên về chế biến và xuất khẩu tôm thành phẩm ra các thị trường trên thế giới với hơn 10.000 tấn/năm và cực kì được ưa chuộng ở các nước Thụy Sỹ, Áo, Đức và các nước Tây Âu. Đặc biệt nhất, là công ty còn có trụ sở tại bang California, Mỹ để mở rộng được việc phân phối sản phẩm của Camimex vào các nước ở thị trường Châu Mỹ.

Dù đã trải qua hơn 40 năm nhưng công ty vẫn giữ chắc được vị thế của mình và tiếp tục trở thành đơn vị hàng đầu chế biến và xuất khẩu tôm.

Công ty Camimex. Ảnh: cmmseafood.com.vn

7. Công ty TNHH chế biến thủy sản Minh Quý

Mặc dù được xem là công ty “sinh sau đẻ muộn” – nhỏ tuổi nhất khi so với các đàn anh có mặt trong danh sách này, thế nhưng kể từ khi được thành lập từ đầu 05/2011, công ty TNHH Chế biến thủy sản Minh Quý đã dần chứng tỏ được năng lực của mình khi ngày càng được nhiều người tiêu dùng biết đến hơn nhờ vào sự năng động sáng tạo, không ngừng nâng cao uy tín cũng như luôn cố gắng để xây dựng lên một thương hiệu mang trong đó là cả tâm huyết, trí tuệ và tình cảm của công ty dành cho những vị khách hàng của mình.

Hiện tại, sản phẩm chính mà công ty Minh Quý xuất khẩu bao gồm: Cá tra fillet, cá tra cắt khúc, cá tra nguyên con làm sạch…

Sản phẩm cá tra xẻ bướm tại công ty Minh Quý. Ảnh: minhquyseafoods.com

8. Công ty TNHH MTV Nông súc Sản XNK Cần Thơ (Cataco)

Công ty có hoạt động chuyên về chế biến thủy sản và có 3 đơn vị thành viên thuộc CATACO:

▪ Xí nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu (Cataco) thành lập từ năm 1996.

▪ Caseafood thành lập từ tháng 10/1999.

▪ Xí nghiệp Chế biến Thực phẩm Duyên Hải thành lập từ tháng 10/2001.

Nhưng bên cạnh đó, Cataco còn hợp tác với các nhà máy đông lạnh ở miền Trung Việt Nam: Đà Nẵng, Quãng Ngãi, Phan Thiết…. trong lĩnh vực chế biến, thương mại và khai thác các sản phẩm thủy hải sản, tạo ổn định trong việc cung ứng kịp thời đáp ứng nhu cầu khách hàng. Hiện nay, tổng sản lượng của công ty khoảng hơn 10.000 tấn sản phẩm mỗi năm.

Cá tra. Ảnh: uv-vietnam.com.vn

9. Công ty TNHH Kinh doanh Chế biến Thủy sản và Xuất nhập khẩu Quốc Việt

Được thành lập từ năm 1996 và có đến hai thế hệ giàu kinh nghiệm trong việc cung cấp những sản phẩm về tôm với chất lượng cao cho khắp các thị trường trên toàn thế giới như là Nhật, Mỹ, Châu Âu, Canada,…

Quốc Việt còn tập trung vào việc xây dựng hệ thống BRC và ISO-22.000,… Bên cạnh đó, việc có được những chứng nhận HACCP, GMP và SSOP đã giúp cho công ty rất nhiều trong việc đảm bảo được toàn bộ chất lượng của sản phẩm để có thể đáp ứng tất cả yêu cầu đến từ người tiêu dùng.

Tôm xuất khẩu. Ảnh: tongcucthuysan.gov.vn

10. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Miền Trung

Trải qua gần 40 năm xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Miền Trung được mọi người trong ngành biết đến là một doanh nghiệp nhà nước, có quyền tự chủ về kinh doanh cũng như tự chủ về tài chính với doanh thu mỗi năm thu về hơn 1600 tỷ đồng.

Và nhờ vào những sự nỗ lực không ngừng đó, Saedanang đã nhận được rất nhiều thành tích hoạt động cao quý qua các Huân chương Lao động của Nhà nước trao tặng (Hạng Ba-1992, Hạng Nhì- 1998, Hạng Nhất-2003), đặc biệt hơn cả đó chính là danh hiệu Anh Hùng Lao động trong thời kì đổi mới (2000) và nhiều danh hiệu quan trọng khác.

Tôm thương phẩm bán ra thị trường. Ảnh: tinthuysan.net

Là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nền nông nghiệp Việt Nam, những công ty kể trên cũng như những công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản khác cũng đang không ngừng nỗ lực để khẳng định cũng như nâng cao vị thế của mình. Giúp cho Việt Nam có thứ hạng cao hơn trên bảng xếp hạng khu vực và quốc tế về xuất khẩu thủy sản, nâng cao hình ảnh quốc gia Việt trong mắt bạn bè trên toàn thế giới.

Source: Tép Bạc

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments