Tổng quan về dược lý và dưỡng chất của cây lưỡi rắn (Hedyotis corymbosa) và tiềm năng ứng dụng trong thủy sản

-

Cây lưỡi rắn được báo cáo là có tiềm năng trong hoạt động miễn dịch và được sử dụng ở Trung Quốc để điều trị bệnh khối u.

Dung dịch được chiết xuất từ cây lưỡi rắn có chứa nhiều polysaccharide, bao gồm rhamnose, arabinose, zylose, mannose, galactose và glucose. Ở Konkan, nước ép cây lưỡi rắn được dùng để làm mát lòng bàn tay và lòng bàn chân, mát dạ dày. Các chất chiết xuất được sử dụng trong điều trị bệnh gan như vàng da và nó cũng được sử dụng như một loại thuốc trừ giun sán. Cây lưỡi rắn được sử dụng rộng rãi trong việc giải nhiệt ở khắp Dông Dương.

Thành phần hóa học

Các nghiên cứu khác nhau trên thành phần hóa học của cây lưỡi rắn cho thấy cây lưỡi rắn có chứa protein, carbohydrate, phenol, tannin, flavanoid, saponin, steroid, terpenoid và glycoside. Một vài hợp chất được ly trích từ cây lưỡi rắn như geniposide, iridoid glycoside, 6 alpha-hydroxygeniposide, scandoside methyl ester (6 beta-hdyxygeniposide), 10-O-benzoylscandoside methyl ester, asperulosidicacid, asperuloside, deacteylasperuloside, 10-O-hydroxy benzoylscandoside methyl ester, rutinand (+) – lyoniresinol-3-alpha -O-beta glucopyranoside. Cây lưỡi rắn còn chứa urosilic, oleanolic acid và gamma sitosterol. Cây lưỡi rắn khô còn chứa 0,12% alkaloids-bifloron (tinh thể vàng); biflorin (tinh thể trắng).

Hình 1: Cấu trúc một vài thành phần hóa học của Cây lưỡi rắn

Chống ung thư

Chất chiết xuất cây lưỡi rắn bằng ethanolic đã cho thấy hoạt động chống ung thư đáng kể lên tế bào bạch cầu k562 của người. Khả năng phát triển của tế bào được đo bằng SRB (Sulforhodamine B). Các tế bào được nuôi cấy trên môi trường RPMI1640 có chứa 2 mML-glutamine, 10% huyết thanh bò mang thai. Kết quả được ghi nhận bằng phương pháp ELISA ở bước sóng 540 nm đến 690 nm. Các liều lượng không gây độc của cây lưỡi rắn đã cho thấy hoạt động chống ung thư so sánh với thốc adriamycin. Cây lưỡi rắn ly trích bằng methanol có tiềm năng kháng ung thư được nghiên cứu bằng phương pháp Microculture Tetrazolium Salt (MTT) thử nghiệm trên tế bào ung thư vú của người MCF-7. Hoạt động chống ung thư cao nhất trên tế bào MCF-7 được quan sát ở mức IC 50 là 22,67µg/mL.

Hình 2: Cây lưỡi rắn

Bảo vệ gan

Cây lưỡi rắn cho thấy hoạt động bảo vệ gan chống lại Perchloroethylene, carbon tetrachloride và d-galactosamine gây hư hại gan trong động vật thí nghiệm.

Hoạt động bảo vệ gan của chất chiết xuât cây lưỡi rắn bằng ethanolic lên Perchloroethylene gây hại gan đã được nghiên cứu trên chuột cái bạch tạng wista. Chất chiết xuất được đưa vào cơ thể bằng đường ăn uống với liều lượng 400 mg/kg trọng lượng thân. Sau thời gian 10 ngày cho thấy giảm đáng kể hàm lượng men gan (AST, ALT, LDH), lipid peroxidation, và gia tăng đáng kể hàm lượng enzym chống oxy hóa.

Hoạt động bảo vệ gan của cây lưỡi rắn được chiết xuất bằng ethanol, butanol, petroleum và ethyl acetate cùng được đánh giá chống lại CCl4 gây hư hại gan ở chuột bạch (có trọng lượng 200-250 g).

Kháng khuẩn

Chiết xuất cây lưỡi rắn bằng dung dịch methanolic được đánh giá có khả năng chống lại vi khuẩn gram âm và gram dương như (Bacillus, Klebisella, Escherichia coli, Proteus, Staphylococcus aureus Pseudomonas). Chất chiết xuất của cây lưỡi rắn có tác dụng ức chế tăng trưởng của vi khuẩn gram âm, gram dương và có phổ kháng khuẩn rộng. Vòng kháng khuẩn ở vi khuẩn Proteus (22mm) < Pseudomonas (26mm) < Bacillus (27mm) < Staphylococcus aureus (28mm) < Escherichia coli (32mm) < Klebsiella (33mm).

Kháng nấm

Các chất chiết xuất của cây lưỡi rắn cho thấy có khả năng kháng nấm Candida albicans Aspergillus nigar đáng kể. Hoạt động kháng nấm cao nhất được tìm thấy trên nấm Candida albicans. Các hoạt động chống nấm là do sự hiện diện của các thành phần như steroid và glycosides.

Chống loét

Các chất chiết xuất cây lưỡi rắn bằng alcoholic và nước cho thấy có khả năng chống loét ở chuột khi dùng aspirin. Với liều lượng 200 mg/kg và 400mg/kg trọng lượng thân qua đường tiêu hóa ở chất chiết xuất bằng alcoholic và nước tương ứng trong thời gian 45 phút, so sánh với thuốc lansoprazole 8 mg/kg cho thấy cả 2 chất chiết xuất làm giảm đáng kể triệu chứng loét. Hiệu quả chống loét được thể hiện bằng việc giảm chỉ số loét, thể tích dạ dày, acid tự do, tổng lượng acid, và pH. Phần trăm bảo vệ ở chất chiết xuất cây lưỡi rắn bằng alcoholic và nước với liều 200 mg/kg và 400 mg/kg là lần lượt là 65,7%, 33% so với thuốc Lansoprazole (88,89%).

Kết luận

Các chất chiết xuất và các chất phân lập từ cây lưỡi rắn như iridoid glycoside cho thấy có nhiều tính dược lý như chống oxy hóa, chống loét, kháng khuẩn, kháng nấm, bảo vệ gan. Từ các nghiên cứu và các báo cáo cho thấy cây lưỡi rắn có nhiều tiềm năng để sử dụng sản xuất thuốc thương mại.

Source: Phó Văn Nghị, trieutuan.blog
Sivapraksam, S. S. K., Kavitha. K., Umamheswari. S., Sujatha. K., Subashini. TS., 2014. A Review on Phytochemical and Pharmacological Profile of Hedyotis corymbosa Linn. Int. J. Pharm. Sci. Rev. Res., 26(1), ISSN 0976 – 044X, May – Jun 2014; Article No. 54, Pages: 320-324.

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments