Tôm từ Sahara nghe có vẻ phi thực tế, nhưng nó có thể là tương lai nuôi trồng thủy sản

-

Trong tương lai, nuôi trồng thủy sản có thể ở bất cứ nơi nào từ Maryland cho đến giữa sa mạc Sahara, Có thể bạn không tin, nhưng đó là tương lai của thủy sản.

Tóm tắt ngắn về lịch sử nuôi tôm

Khi nuôi tôm thương phẩm phát triển vào những năm 1970, các trang trại nuôi tôm ở nội địa quy mô nhỏ đã được đưa ra để đáp ứng nhu cầu này và bổ sung cho việc thu hoạch tôm giống hoang dã. Các trang trại này hiện cung cấp hơn 55% tôm của thế giới, với tổng giá trị hơn 10 tỷ USD. Nuôi tôm không ngừng tăng trưởng và có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các ngành nuôi trồng thuỷ sản, tăng 10% mỗi năm.

Ngành sản xuất chủ yếu tập trung ở các vùng nhiệt đới, phải mất từ ba đến sáu tháng để nuôi tôm cỡ thương phẩm. Tuy nhiên, đất ở vùng nhiệt đới có hạn, vì vậy người nông dân thường nuôi tôm ở các môi trường sống ven biển nhạy cảm về mặt sinh thái đó là rừng ngập mặn.

Theo một nghiên cứu của Đại học U.N, khoảng một phần năm rừng ngập mặn trên thế giới đã bị phá hủy do sự mở rộng nuôi tôm và nuôi cá. Rừng ngập mặn là nơi ươm, dưỡng ấu trùng của các loài tự nhiên. Chúng cũng hấp thụ carbon dioxide trong khí nhà kính và đóng vai trò là bức tường thành bảo vệ đất liền khỏi các cơn bão.

Sự suy giảm diện tích của rừng ngập mặn không chỉ là mối bận tâm duy nhất. Các trang trại nuôi tôm thương phẩm còn phải đối mặt với một số vấn đề sức khỏe. Có 2 loại tôm được nuôi chủ yếu:  Tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) và tôm sú (Penaeus monodon) 2 loài này rất dễ bị bệnh và sự bùng phát dịch bệnh có thể quét sạch toàn bộ tôm trong trang trại. Nông dân châu Á thường sử dụng kháng sinh và các phương pháp hóa học khác để ngăn ngừa sự lây lan và bùng phát mầm bệnh .Nhưng do việc lạm dụng kháng sinh quá mức, các trang trại phải đối mặt với một mối đe dọa ngày càng tăng do vi khuẩn kháng kháng sinh.

Giải pháp thay thế thân thiện và an toàn hơn

Một nhóm nhỏ các doanh nhân đang mạo hiểm tất cả để cho thế giới một cách nuôi tôm tốt hơn. Cuộc cách mạng này đang diễn ra tại Hoa Kỳ, nơi một số trang trại quy mô nhỏ đang sử dụng một phương pháp bền vững, không chất thải để sản xuất tôm thân thiện với môi trường để cung cấp cho các thị trường địa phương.

Cuộc cách mạng nông nghiệp không thải chất thải này được thúc đẩy bởi kỹ thuật nuôi trồng thủy sản được gọi là “công nghệ Biofloc”, cho phép các chất dinh dưỡng được tái chế và tái sử dụng trong một hệ thống khép kín.

Trong hệ thống này, tôm được nuôi trong các bể nuôi trong nhà có kiểm soát nhiệt độ tạo điều kiện thuận lợi cho tôm phát triển. Khi tôm tạo ra chất thải, vi sinh vật được đưa vào để cải tạo môi trường nước và loại bỏ vỏ tôm từ hệ thống. Những vi sinh vật này sau đó được giữ lại bởi sinh vật phù du và nó sẽ được tiêu thụ bởi Vi khuẩn giải độc.  Động vật phù du trở thành thức ăn, cung cấp một phần nhu cầu dinh dưỡng cho tôm.

Vì tôm được nuôi trong bể kín nên những trang trại nuôi trồng thuỷ sản này có thể được đặt ở bất cứ nơi nào có đủ không gian. Công nghệ Biofloc có thể được sử dụng ở bất cứ đâu – từ Maryland cho đến giữa sa mạc Sahara.

Nuôi tôm trong nhà kính nhận được giải thưởng “Best Choice” của Seafood Watch, cơ quan giám sát đánh giá ảnh hưởng sinh thái của đánh bắt và nuôi trồng thủy sản ở Bắc Mỹ.

Công nghệ nuôi tôm Biofloc cho phép nông dân thu hoạch tôm nhanh chóng và vận chuyển chúng từ bể nuôi đến thị trường tiêu thụ chỉ trong vài giờ. Trong tương lai, điều này cho phép nuôi trồng hải sản ở bất cứ nơi đâu và đem lại nguồn thực phẩm tươi ngon cho những vùng sâu trong đất liền đang sử dụng nguồn hải sản cung cấp từ việc nhập khẩu.

Tương lai của hải sản?

Chậm nhưng chắc chắn, nuôi trồng thủy sản đang di chuyển trong đất liền. Mặc dù có những nhược điểm như chi phí đầu tư cao, rủi ro về tài chính nhưng những dự án nuôi tôm trong nhà kính đang được phát triển trên toàn cầu. Với mong muốn có một ngành sản xuất tôm sạch và thân thiện với môi trường.

Source: Lệ Thủy, TepBac

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments