Tìm ra loại sâu ăn nhựa có thể cứu chúng ta khỏi ô nhiểm môi trường nhờ phân huỷ rác thải

-

Nhựa là thứ nguyên liệu rẻ, bền, và không phản ứng với các sinh vật phân hủy chất hữu cơ thông thường.

Những tính chất này khiến nó trở thành nguyên liệu quan trọng trong ngành công nghiệp bao bì, nhưng cũng đã dẫn đến những núi rác thải với hàng tỷ túi nhựa đổ vào bãi rác hàng năm. Bởi vì xử lý nhựa vốn khó khăn và dễ gây ô nhiễm môi trường.

Tuy nhiên, các nhà khoa học đã phát hiện ra một giải pháp đầy tiềm năng cho vấn đề này: có một loại sâu bướm được gọi là sâu sáp (wax worm) rất thích ăn túi nhựa.

Nhà nghiên cứu nữ người Tây Ban Nha, Federica Bertocchini đã vô tình phát hiện ra chế độ ăn uống đặc biệt của loài sâu sáp này. Bertocchini là một người nuôi ong bán thời gian, và cô vốn đã quen với việc phải nhặt sâu sáp ra khỏi tổ ong vì loại sâu bướm này thích nhâm nhi sáp ong bên trong. Một ngày nọ, sau khi bỏ một đống sâu sáp vào túi ni lông, Bertocchini phát hiện ra rằng những con vật này đã nhai thủng túi để tìm đến tự do.

Bertocchini rất tò mò về việc liệu những con sâu sáp dài vài centimet này có chủ động tiêu hoá nhựa túi hay chỉ đơn thuần nhai nó. Cô xác nhận rằng chúng thực sự tiêu hóa ni lông. Bằng cách nghiền các sinh vật này và cho lên một miếng phim nhựa, miếng nhựa đó từ từ bị phân rã. Sau đó, cô hợp tác với các nhà nghiên cứu từ Đại học Cambridge để phân tích và khẳng định kết quả của cô. Kết quả nghiên cứu này đã được công bố trên báo Current Biology.

Bertocchini nghĩ rằng khả năng tiêu hóa nhựa của sâu bướm có thể là do sự tương đồng về cấu trúc giữa nhựa và loại sáp ong trong chế độ ăn uống thông thường của chúng. Bước tiếp theo cần làm là tìm hiểu xem liệu khám phá này có thể được đưa vào sử dụng hay không. Đây không phải là lần đầu tiên chúng ta tìm thấy những sinh vật có khả năng phân giải nhựa, và mặc dù sâu sáp hoạt động nhanh hơn hầu hết những loại trước đây nhưng một số nhà khoa học vẫn có những nghi ngờ.

Ramani Narayan, một nhà nghiên cứu thuộc Đại học bang Michigan chuyên nghiên cứu cách phân hủy các chất dẻo khác nhau, nói với The Atlantic rằng sử dụng sâu sáp để tái chế ở quy mô công nghiệp chỉ có thể tạo ra những vấn đề mới. Theo Naryan, ứng dụng khả năng ăn nhựa có thể tạo ra những con sâu chứa đầy chất độc toxin, những chất độc này sẽ đi vào chuỗi thức ăn có thể gây hại cho cả môi trường lẫn sức khoẻ con người”.

Tuy nhiên, Bertocchini cho biết nhiệm vụ tiếp theo không phải là sử dụng chính những con sâu sáp này, mà là tìm ra enzyme phân hủy chất dẻo trong hệ thống tiêu hóa của chúng. Nếu các nhà khoa học có thể chiết xuất được chất đó, nó có thể được sử dụng như là một phương pháp tiêu hủy tự nhiên và hiệu quả ở các bãi rác. Cách này chắc chắn sẽ dễ dàng hơn là phải đối phó với hàng triệu con sâu bướm lúc nhúc.

Source: Tinh Tế

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments