Tiềm năng áp dụng hệ thống Aquaponics ở Nepal

-

Nepal nhận thấy tiềm năng đảm bảo an ninh lương thực ở hệ thống Aquaponics – một sự kết hợp nuôi trồng thủy sản và thủy canh. Nuôi trồng hiệu quả các loài cá nuôi trong khi hệ thống thủy canh đảm bảo cho sử dụng kiểm soát lượng nước và chất dinh dưỡng trong đất trồng cây. Trong hệ thống Aquaponics, nước thấm với phân cá giàu chất dinh dưỡng từ các bể nuôi trồng thủy sản được sử dụng trong nhân giống cây trồng được lưu thông trở lại.

Theo Ram Bhujel – giám đốc của tổ chức Nuôi trồng thủy sản thế giới, mạng lưới nuôi trồng thủy sản không vì mục đích lợi nhuận trên phạm vi toàn cầu trực thuộc Viện Công nghệ Châu Á, Thái Lan: đây là công nghệ sản xuất cá và rau mà không cần tốn kém sử dụng phân bón. Nghiên cứu và phát triển Aquaponics đã tiến bộ hơn trong ba thập kỷ qua, với hàng ngàn hệ thống được lắp đặt ở quy mô hộ gia đình tại Mỹ và Úc.

Câu lạc bộ Rotary Patan, Nepal, và Câu lạc bộ Rotary của Brussels – với sự tài trợ từ Rotary International và hỗ trợ kỹ thuật từ các doanh nghiệp xã hội, Aquaponics Vương quốc Anh – đã vận hành đơn vị aquaponics hỗ trợ hoạt động cải tạo nhà cửa cho 20 bà mẹ và trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Hệ thống, hoạt động từ tháng Tám, có giá 10.000 USD với giá trị sản xuất hàng năm ước tính đạt 8.000 USD.

Tek Bahadur Gurung – giám đốc nghiên cứu chăn nuôi và thủy sản tại Hội đồng nghiên cứu nông nghiệp Nepal cho biết: Trong năm 2013, chính phủ Nepal sẽ khảo sát các đơn vị hoạt động trong nước và có thể xem xét việc thiết lập vị trí thử nghiệm. Ở các vùng đồi núi của Nepal, phần lớn các nguồn nước thấp hơn khu định cư của con người 300 mét khiến cho việc tiếp cận nguồn nước gặp khó khăn. Giảm nhu cầu sử dụng nước thông qua aquaponics có thể khắc phục khó khăn này. Công nghệ này là phù hợp với các khu đô thị nơi có đất trồng khan hiếm. Tuy nhiên, do vốn đầu tư cao, nó không phải là công việc có thể mang lại lợi nhuận cho những người có thu nhập thấp hơn.

Theo ông Bill Ashwell – giám đốc của Công ty Thực phẩm Hope Bioponic – công ty điều hành một đơn vị nghiên cứu ở Kathmandu: Một thách thức lớn ở Nepal (nước này hiện đang phải đối mặt với tình trạng cắt điện lâu dài trong mùa đông) là chi phí dự phòng năng lượng để giữ cho hệ thống hoạt động liên tục.

Có thể thấy tiềm năng cho vận hành các hệ thống cộng đồng áp dụng cho nghề cá địa phương, và dòng chảy từ nước mưa, suối để tiết kiệm năng lượng cần thiết cho quá trình tuần hoàn. Công nghệ này là hứa hẹn đối với người dân nông thôn, đặc biệt là đối với các quốc gia đông dân như Bangladesh, Nepal và Việt Nam, những nước mà người nông dân có nguồn đất trồng hạn chế để cung cấp thực phẩm với protein, khoáng chất và vitamin cho gia đình của họ.

T.P. (Theo Science and development network), Nguồn: agroviet.gov.vn

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments