Tích lũy sinh học của hạt nano bạc trong Cá hồi cầu vồng: Ảnh hưởng của nồng độ và độ mặn

-

Với việc sử dụng ngày càng tăng của các hạt nano bạc (Ag-NP), sự ô nhiễm của chúng vào các hệ sinh thái thủy vực là không thể tránh khỏi. Vì vậy, nghiên cứu này mô phỏng sự ảnh hưởng tiềm ẩn, độc tính và tích lũy sinh học của Ag-NP trong các hệ thống nuôi thuỷ sản ở độ mặn khác nhau.

Đặc tính của Ag-NP đã được phân tích sử dụng phương pháp coupled plasma-atomic emission spectroscopy (ICP-AES), tán xạ ánh sáng động (DLS), kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM), phân tích tia X tán sắc năng lượng (EDX), và quang phổ UV-Vis .

Cá hồi cầu vồng (Oncorhynchus mykiss) giống được tiếp xúc với Ag-NP ở ba độ mặn khác nhau, bao gồm độ mặn thấp (0,4 ppt), trung bình (6 ± 0,3 ppt), và cao (12 ± 0.2ppt), trong 14 ngày trong hệ thống trao đổi nước tĩnh. Nồng độ Ag-NP trong độ mặn thấp là 0.032, 0.1, 0.32, và 1 ppm, trong khi nồng độ Ag-NP trong độ mặn trung bình và cao là 3,2, 10, 32, và 100 ppm. Quang phổ UV-Vis đã được sử dụng trong suốt 48 giờ (thời gian tái định lượng) để đánh giá sự ổn định và thay đổi có thể trong bước sóng của Ag-NP trong nước. Kết quả cho thấy các λmax của Ag-NP vẫn ổn định (415-420 nm) ở tất cả các nồng độ trong độ mặn thấp, giảm độ hấp thụ từ 380-550 nm. Ngược lại, λmax nhanh chóng chuyển sang một bước sóng dài hơn trong độ mặn trung bình và cao. Sự tích lũy sinh học của Ag trong các mô nghiên cứu là phụ thuộc nồng độ và trong tất cả các độ mặn dựa trên thứ tự sau: gan> thận ≈ mang> cơ thịt trắng. Trong tất cả các mô, sự tích lũy nano bạc cao hơn ở độ mặn cao so với độ mặn trung bình đáng kể.

Ngoài ra, tất cả các cá tiếp xúc với Ag-NP trong độ mặn thấp, trung bình và cao cho thấy sự gia tăng nồng độ phụ thuộc vào chỉ số hepatosomatic (HSI)* của chúng. Kết luận, hầu hết Ag-NP xâm nhập vào các hệ sinh thái nước ngọt (cường độ ion thấp) vẫn còn tồn tại ở  dạng bất hoạt, điều này cho thấy một mối đe dọa tiềm năng đến hệ sinh vật ở của nano bạc. Tuy nhiên, trong môi trường có độ mặn cao hơn, các hạt nano tích tụ và kết tủa trên bề mặt của lớp bùn đáy ao.

Chú thích: *Hepatosomatic Index (HSI) được định nghĩa là tỷ lệ giữa trọng lượng của gan so với trọng lượng cơ thể. Nó cung cấp một dấu hiệu về tình hình dự trữ năng lượng ở động vật. Trong một môi trường sấu hay ô nhiễm, cá thường có một lá gan nhỏ hơn (với ít năng lượng dự trữ ở gan). HSI đã được báo cáo là giảm khi cá tiếp xúc với nồng độ cao của cadmium và kẽm.

© Triệu Tuấn, trieutuan.blog
Source: Hamid Salari Joo, Mohammad Reza Kalbassi, Il Je Yu, Ji Hyun Lee, Seyed Ali Johari. 2013. Bioaccumulation of silver nanoparticles in Rainbow trout (Oncorhynchus mykiss): Influence of concentration and salinity. Aquatic Toxicology, Available online 13 July 2013, In Press, Accepted Manuscript.    

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments