Theo WWF, EU là động lực thay đổi để khai thác cá ngừ bền vững

-

Một nghiên cứu về các lợi ích kinh tế xã hội và môi trường của Dự án cải thiện nghề cá ngừ ở Philippin cho thấy những thay đổi dẫn dắt bởi thị trường châu Âu hướng tới phát triển bền vững đang có một tác động tích cực lớn đến các nước đang phát triển.

Kết quả của nghiên cứu mới của Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế (WWF) đã được công bố trong dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế Cá ngừ.

Raul Garcia, một chuyên gia về khai thác thủy sản của WWF, cho biết: “Nhu cầu của người tiêu dùng, các nhà bán lẻ và các doanh nghiệp châu Âu cũng như áp lực chính trị của EU đã tạo ra những thay đổi đáng kể trong các nguồn tài nguyên biển và sinh kế của những người phụ thuộc vào chúng”.

Cá ngừ là sản phẩm thủy sản chính ở Philippin. WWF nhắc lại rằng năm 2013 Philippin là nước xuất khẩu cá ngừ số 1 với tổng giá trị là 509 triệu EUR và ghi nhận rằng gần 50% giá trị này xuất khẩu sang EU.

Theo tổ chức Phi chính phủ này, việc phân tích Dự án cải thiện ngành thủy sản ở hai khu vực của Philippin (Lagoon Golf và Mindoro) – Dự án hỗ trợ 6.000 ngư dân chuyển nghề khai thác thủy sản theo hướng thị trường bền vững và chất lượng tốt hơn cho thị trường Châu Âu – thể hiện nhiều hiệu ứng tích cực:

– Các luật và các biện pháp kiểm soát của EU, thẻ đỏ và thẻ vàng, các lệnh cấm nhập khẩu do không hành động chống lại việc đánh bắt bất hợp pháp, không được kiểm soát và không được báo cáo (IUU).

– Nhu cầu tiêu dùng cá ngừ vây vàng bền vững và chất lượng tốt hơn của người tiêu dùng, các nhà bán lẻ và các công ty châu Âu.

Tương tự, những cải tiến sau đây đã được ghi nhận:

– Tác động tích cực về mặt sinh thái: khai thác cá bền vững và hợp pháp dẫn đến trữ lượng cá bền vững và cạnh tranh lành mạnh.

– Tác động xã hội tích cực: Thu nhập tốt hơn dẫn đến sinh kế tốt hơn.

– Những tác động tích cực của quản lý và sự đầu tư ngày càng tăng của các chính phủ các nước và các chính quyền địa phương.

– Các tác động kinh tế xã hội tích cực trong các lĩnh vực như bình đẳng giới và trao quyền cho xã hội dân sự.

WWF lưu ý rằng nghiên cứu tình huống cho thấy rằng để tiếp tục quá trình phát triển này và đảm bảo rằng thị trường châu Âu thúc đẩy ngành thủy sản bền vững và có trách nhiệm ở các nước đang phát triển, người tiêu dùng phải yêu cầu thông tin, sự minh bạch và các sản phẩm bền vững.

Garcia cho biết: “Các nhà phân phối và các nhà chế biến phải thúc đẩy các chính sách bền vững, và các nhà chức trách phải đảm bảo tuân thủ pháp luật hiện hành về đánh bắt bất hợp pháp, truy xuất nguồn gốc và ghi nhãn mác sản phẩm”.

Source: HNN, Tổng cục Thủy sản. Theo fis.com

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments