Thành phố nổi đầu tiên trên thế giới ở Hàn Quốc, hoàn thành sớm nhất vào năm 2025

-

Như nhiều bạn đã biết, mực nước biển dâng cao là mối đe doạ đối với sự sống của các khu vực ven biển. Giờ đây, một dự án mới đầy tham vọng ở Hàn Quốc nhằm giải quyết tình trạng khí hậu bằng cách xây dựng một thành phố nổi. Công trình này được xem là biện pháp giúp con người có thể tồn tại trong tương lai trước các hệ quả của quá trình biến đổi khí hậu.

Thật ra, ý tưởng này không phải quá mới lạ, các nhà thiết kế và phát triển đã muốn thức hiện dự án xây dựng các hòn đảo nhân tạo và đô thị trên mặt nước từ nhiều thập kỷ. Ngay cả thi hào Homer cũng đã đề cập đến thành phố nổi thần thoại cách đây khoảng 13 thế kỷ trước. Nhưng ý tưởng đó khó được triển khai bởi phần lớn nguyên nhân là do chính quyền các nước lo ngại thử cái mới, trong khi đó khai thác đất lại tương đối dễ dàng và ít tốn kém hơn.

Giống như nhiều thành phố ven biển, Busan cũng đang bị đe doạ rất nhiều bởi mực nước biển dâng cao. Vị trí địa lý của Busan nằm ở cực đông nam của bán đảo Hàn Quốc, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề từ quá trình biến đổi khí hậu. Thế nhưng đến gần đây, Busan đã đạt được thoả thuận với UN-Habitat và Oceanix để xây dựng ra thành phố nổi đầu tiên trên thế giới. Dự án do Liên Hợp Quốc hậu thuẫn được dự định sẽ đưa vào hoạt động sớm nhất trong năm 2025.

Theo đó, mỗi đảo thuộc thành phố nổi đều có thiết kế hình lục giác. Đây dược cho là một trong những dạng kiến trúc có khả năng chống chịu cao được lấy cảm hứng như một mạng lưới bên trong một tổ ong. Về phần nền móng của thành phố sẽ được phủ một lớp đá voi cứng hơn bê tông từ 2-3 lần. Vật liệu này được tạo ra bằng cách cho các khoáng chất dưới nước tiếp xúc với dòng điện. Và khi gặp dòng điện, nó sẽ trở nên mạnh hơn theo thời gian, cho phép tự sửa chữa để chống chọi với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Dự kiến ban đầu thành phố nổi có thể chứa được khoảng 10.000 người.

Mục tiêu của dự án là phát triển một thành phố chống ngập lụt có thể tự sản xuất lương thực, năng lượng và nước ngọt. Các lồng bên dưới nền móng có thể được tận dụng để nuôi sò điệp, tảo hoặc các dạng hải sản khác. Trong khi đó, hệ thống aquaponic có thể dùng chất thải từ cá để bón cây.

Tuy nhiên, Oceanix vẫn chưa thể xác định kích thước của thành phố, và đang điều chỉnh với quan chức địa phương để tạo ra một hòn đảo phù hợp với môi trường bản địa. Được biết, Oceanix sẽ công bố kết quả tại hội nghị bàn tròn thứ 3 của Liên Hợp Quốc vào tháng 4 năm sau. Chi phí sẽ tuỳ thuộc vào bản thiết kế và quyết định cuối cùng, giá dự kiến ban đầu khoảng 200 triệu USD. “Sẽ mất tổng cộng khoảng 3 năm.

Thành phố biển Busan với 3.4 triệu dân là một trong những cảng biển đông đúc nhất thế giới. Trên thực tế, thành phố không chỉ bị ảnh hưởng bởi mực nước biển dâng cao mà còn bị tàn phá bởi bão và lũ lụt trong những năm gần đây. Chính điều này đã khiến nơi này trở thành một địa điểm lý tưởng cho thử nghiệm quan trọng này.

Itai Madamombe, đồng sáng lập của Oceanix cho biết: “Thật sự Busan là nơi tốt nhất để chúng tôi triển khai dự án này. Thông qua đó, chúng tôi hy vọng sẽ lan truyền giải pháp này cho tất cả thành phố ven biển trên thế giới, đặc biệt là ở các cộng đồng đang phải đối mặt với các thách thức từ nước biển dâng.”

Source: TinhTe

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

1 COMMENT

  1. Đường sắt Cát Linh – Hà Đông tốn hơn 800 triệu USD, xây được 4 thành phố như này cho 40.000 người sinh sống. Con số đáng để suy ngẫm!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments