Thành công trong ương nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh và siêu thâm canh áp dụng công nghệ Bioflocs tại Khoa Thủy Sản – Trường Đại học Cần Thơ

-

Công nghệ Bioflocs là công nghệ tiên tiến đã được phát triển và áp dụng gần đây trong trong nuôi trồng thủy sản trên thế giới.

Bioflocs với đặc điểm thành phần gồm vi khuẩn có lợi, tảo, cá vi sinh vật khác và chất hữu cơ kết tụ thành các chất vẩn lơ lửng… có nhiều vai trò quan trọng trong việc ổn định môi trường nước, giảm thiểu tối đa việc thay nước; an toàn sinh học, hạn chế mầm bệnh; làm thức ăn trực tiếp cho tôm cá, giảm thiểu thức ăn bổ sung và tăng cường dưỡng chất tự nhiên cho tôm cá; hạn chế sử dụng kháng sinh, an toàn vệ sinh thực phẩm; giảm ô nhiễm môi trường; dễ điều chỉnh và giảm thiểu bị ảnh hưởng bởi thời tiết… Vì thế, phát triển và áp dụng công nghệ Bioflocs là hướng đi quan trọng trong nuôi trồng thủy sản.

Trong thời gian qua, Khoa Thủy Sản – Trường Đại học Cần Thơ  đã tập trung nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ Bioflocs phù hợp vào ương nuôi nhiều đối tượng, trong đó, chú trọng đặc biệt là tôm chân trắng.

Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trong ương nuôi tôm chân trắng thâm canh và siêu thâm canh trên bể trong nhà kính và ngoài trời được thực hiện, bao gồm:

(i) Ương nuôi tôm chân trắng áp dùng công nghệ Bioflocs với các thành phần Carbohrydrad khác nhau và tỷ lệ C/N khác nhau;

(ii)  Ương nuôi tôm chân trắng siêu thâm canh áp dụng công nghệ Bioflocs với các mật độ ương nuôi khác nhau trên bể,

(iii) ương nuôi tôm chân trắng siêu thâm canh áp dụng công nghệ Bioflocs với mức nước khác nhau,

(iv) Ương nuôi tôm chân trắng siêu thâm canh trên bể áp dụng công nghệ Bioflocs với các chế độ chiếu sáng khác nhau trong nhà kín;

(v) Nuôi tôm chân trắng kết hợp với cá rô phi với mật độ khác nhau trên bể ngoài trời áp dụng công nghệ Bioflocs,

(vi) Nuôi tôm chân trắng thâm canh trên bể ngoài trời áp dụng Bioflocs kết hợp hệ thống bể lọc sinh học tuần hoàn,

(vii) Ương nuôi tôm chân trắng  trên bể áp dụng công nghệ Bioflocs với các với độ mặn khác nhau…

Tôm ương nuôi trên bể, áp dụng công nghệ Bioflocs cho tỷ lệ sống cao và năng suất đạt được từ 2-4kg/m3 đối với  tôm giống hay tôm thương phẩm. Sản phẩm tôm nuôi có màu sắc đẹp và chất lượng rất tốt.

Với những ưu điểm trên của công nghệ Bioflocs, những thành công trong ương nuôi tôm chân trắng trên bể, đây sẽ là cơ sở quan trọng cho việc triển khai ứng dụng rổng rãi vào thực tế sản xuất qui mô lớn, với nhiều hình thức khác nhau, như:

(i) ương tôm giống áp dụng công nghệ Bioflocs trong nhà kín đạt kích cỡ lớn và chất lượng cao trương khi chuyển nuôi thương phẩm trong ao thâm canh bình thường;

(ii) Nuôi tôm chân trắng áp dụng công nghệ Bioflocs nhiều giai đoạn trong nhà kín, nhà màng.

Đây cũng là hướng quan trọng nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, thân thiện môi trường, và đáp ứng mục tiêu hiện đại hóa và công nghiệp hóa trong nuôi trồng thủy sản. Với các cơ sở trên, Khoa Thủy Sản hiện đang tích cực tiếp tục nghiên cứu, tập huấn, triển khai công nghệ Bioflocs vào sản xuất đại trà trong ương nuôi tôm chân trắng cũng như các đối tương thủy sản khác trong vùng.

Source: Khoa Thủy sản – ĐH Cần Thơ

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments