Sự thay đổi thành phần sinh hóa và hiệu suất tăng trưởng của tôm sú sau khi sử dụng chất chiết xuất từ cây thầu dầu như nguồn thực phẩm bổ sung

-

Nhu cầu protein động vật cho con người ngày càng gia tăng và nó được đáp ứng chủ yếu bởi các động vật được nuôi trên cạn. Hiện nay, diện tích nuôi tôm nước lợ ngày càng gia tăng do tôm có hàm lượng protein cao, chất béo ít, mùi vị hấp dẫn, có nhu cầu cao đối với thị trường trong nước và quốc tế.

Để đảm bảo hoạt động bền vững, và sản xuất thân thiện với môi trường, nghiên cứu này đã sử dụng chất chiết xuất từ thực vật trong nuôi tôm, chất chiết xuất từ thực vật có thể hạn chế được sự hình thành các dòng vi khuẩn kháng thuốc. Sự hoạt động của enzyme cao hơn khi cho ăn thức ăn có bổ sung chất chiết xuất từ thực vật. Mục đích của nghiên cứu này nhằm xác định tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi thành phần sinh hóa của mô tôm sau khi sử dụng chất chiết xuất từ thảo dược như là chất kích thích tăng trưởng.

Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

Thu gom và chuẩn bị chiết xuất: Cây thầu dầu (Ricinus communis) được thu gom từ các nơi khác nhau, được rữa sạch bằng nước ngọt, sau đó phơi khô, tán thành bột, được chiết xuất bằng dung dịch methanol tỷ lệ (1:1), sau đó lọc qua lưới lọc và lấy phần dịch đem ly tâm 20.000 vòng trong 30 phút sau đó để cô đặc ở nhiệt độ 35oC. Thí nghiệm được thực hiện trên bể composite, độ mặn 28 ppt. Trọng lượng tôm sú ban đầu (0,012±0,001 mg) PL12, với mật độ 10 con/bể 50L. Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức, nghiệm thức đối chứng không bổ sung chất chiết xuất của cây Ricinus communis, 4 nghiệm thức còn lại bổ sung với tỷ lệ 20; 30; 40 và 50% chất chiết xuất từ cây Ricinus communis, với 3 lần lặp lại và thời gian thực hiện thí nghiệm là 60 ngày. Tôm được cho ăn 4 lần /ngày, sáng 6h (25%), 12h (20%), 18h (30%), 22h (25%).

image

Kết quả thí nghiệm

Tỷ lệ sống của tôm trong tất cả các thí nghiệm sử dụng thức ăn có bổ sung chất chiết xuất từ cây thầu dầu (Ricinus communis) có tỷ lệ sống cao hơn (p<0,05) so với nghiệm thức đối chứng. Tỷ lệ sống trong nghiệm thức bổ sung 50% chất chiết xuất từ cây thầu dầu cho kết quả cao nhất 94,3%, ở nghiệm thức bổ sung 30% là 84,3%, nghiệm thức bổ sung 20% chất chiết xuất có tỷ lệ sống 89,3%, ở nghiệm thức bổ sung 10% chất chiết xuất từ cây thầu dầu có tỷ lệ sống 73,5%. Trong khi đó ở nghiệm thức đối chứng (không bổ sung) tỷ lệ sống thấp (51,5%).

Tốc độ tăng trưởng cao nhất ở nghiệm thức bổ sung 40%, kết thúc thí nghiệm tôm có chiều dài 16,9±0,31 mm, ở nghiệm thức đối chứng tôm có chiều dài thấp nhất 5,4±0,5 mm.

Hệ số chuyển đổi thức ăn thấp hơn trong tất cả nghiệm thức bổ sung chất chiết xuất từ cây thầu dầu và sự khác biệt này có ý nghĩa thông kê (p<0,05). Ở nghiệm thức bổ sung 40% chất chiết xuất có FCR thấp nhất 1,95±0,05; nghiệm thức đối chứng cao nhất 3,66±0,15.

Hoạt động của enzym protease cao hơn (p<0,05) ở nghiệm thức bổ sung 40% (123,54±13,44 Umg/protein, ở nghiệm thức đối chứng là 65,01±8,77 Umg/protein). Xu hướng hoạt động của enzym amylase, lipase cũng tương tự như protease và khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (p<0,05).

Thành phần sinh hóa của tôm sau khi thí nghiệm: Ở nghiệm thức cho ăn thức ăn có bổ sung 40% chất chiết xuất từ cây thầu dầu có tổng lượng protein cao nhất 61,54±7,44%, nghiệm thức đối chứng cho ăn thức ăn không bổ sung chất chiết xuất từ cây thầu dầu có tổng lượng protein thấp nhất, chỉ có 45,01±4,7%. Tổng lượng carbohydrate cũng tương tự như protein, ở nghiệm thức bổ sung 40% lượng carbohydrate khoảng 33,54±4,44%, nghiệm thức đối chứng thấp nhất 26,1±2,77%.

Lượng vi khuẩn Vibrio: Mật số vi khuẩn Vibrio ban đầu trong ruột của tôm ở tất cả các nghiệm thức khoảng 0,58 x 10^4 CFU/mL, sau thí nghiệm mật số vi khuẩn Vibrio spp. ở nghiệm thức cho ăn thức ăn có bổ sung chất chiết xuất giảm đáng kể, nghiệm thức bổ sung 40% (0,14 x10^4 CFU/mL); nghiệm thức 10% ( 0,12 x 10^4 CFU/mL); nghiệm thức 20% (0,11 x 10^4 CFU/mL); nghiệm thức 3 (0,09 x 10^4 CFU/mL). Ở nghiệm thức đối chứng mật số vi khuẩn Vibrio spp. trong ruột cao nhất 0,68 x 10^4 CFU/mL. Ở trong môi trường nước, nghiệm thức đối chứng không bổ sung chất chiết xuất có mật số vi khuẩn Vibrio spp. cao hơn (3,99 x 10^4 CFU/mL) các nghiệm thức bổ sung, ở nghiệm thức bổ sung 40% có mật số vi khuẩn Vibrio spp. trong nước thấp nhất (0,64 x 10^4 CFU/mL).

Phó Văn Nghị, trieutuan.blog
Source: San G., Elavarasi A., Sakkaravarthi K. and Ramamoorthy., 2011. Biochemical changes and growth performance of black tiger shrimp larvae after using Ricinus communis extract as feed addtive. International Journal of PharmTech Research. CODEN (USA): IJPRIF. ISSN:0974-4304. Vol. 3, No.1, pp201-208.

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments