Sự phát triển của công nghệ biofloc và vấn đề an toàn sinh học trong thời gian gần đây

-

An toàn sinh học trong nuôi tôm bắt đầu với thiết kế và xây dựng trang trại. Trong thời gian cuối những năm 1980, các trang trại nuôi tôm đã thiết kế và xây dựng dựa trên công nghệ có sẵn tại thời điểm đó. Hệ thống này hoàn toàn dựa trên cơ sở ao nuôi với sự trao đổi nước thông qua hệ thống. Hệ thống này hoạt động thự sự tốt cho đến khi xuất hiện các mầm bệnh vi khuẩn. Do đó quản lý và kiểm soát vi khuẩn là một vấn đề cấp thiết trong nuôi tôm.

Tuy nhiên, trong những năm 1990, với dịch virus đặc biệt là WSSV, việc thiết kế và vận hành hệ thống ao nuôi phải được thay đổi cho phép xử lý nguồn nước trước khi sử dụng trong ao nuôi (Nyan Taw, 2005, 2008 & 2011). Đối với một trang trại lớn, thiết kế một mô-đun phù hợp cho hệ thống là giải pháp tốt nhất. Hệ thống mô-đun với đáy ao lót bằng HDPE hoặc có thể ngăn chặn hoặc làm giảm sự bùng phát của virus có thể coi là an toàn sinh học; hay trong hệ thống mô-đun chỉ xử lý nước để ngăn chặn virus và các vật chủ trung gian mang mầm bệnh virus xâm nhập vào hệ thống. Nuôi tôm theo công nghệ biofloc đảm bảo an toàn sinh học nghiêm ngặt, do đó công nghệ biofloc có thể làm cho canh tác bền vững hơn.

Công nghệ Biofloc, có vẻ rất hứa hẹn cho sản xuất ổn định và bền vững nhờ vào quá trình tự nitrat hóa (self-nitrification process) xảy ra trong hệ thống ao nuôi hoàn toàn không thay nước (Yoram, 2000, 2005a & b). Công nghệ này đã được áp dụng thành công ở qui mô thương mại ở Belize của công ty nuôi trồng thủy sản Belize (McIntosh, 2000a, b và c, 2001). Nó cũng đã được áp dụng thành công trong nuôi tôm ở Indonesia, Malaysia (Nyan Taw 2004, 2005, 2008, 2010, 2011 & 2012). Sự kết hợp của hai công nghệ, thu hoạch một phần và biofloc, đã được nghiên cứu ở miền bắc Sumatra, Indonesia (Nyan Taw 2008 et. al). Gần đây, Merican (2012) báo cáo về hoạt động của một dự án trang trại nuôi tôm lớn ở Malaysia sử dụng thành công công nghệ biofloc trong nuôi tôm.

Hiện nay, một số nghiên cứu của các trường đại học lớn và các công ty tư nhân đang sử dụng biofloc như một nguồn protein đơn lẻ trong thức ăn thủy sản. Sử dụng biofloc trong nuôi cá hoặc tôm trong tương lai gần có thể thay thế nguồn protein từ bột cá có giá ngày càng đắt đỏ. Gần đây, các nghiên cứu trên hệ thống miễn dịch tôm nuôi trong hệ thống biofloc đã được thực hiện và thấy rằng biofloc có thể tăng cường hoạt động miễn dịch dựa trên biểu hiện mRNA trong sáu gen liên quan đến miễn dịch trên tôm (Jang năm 2012 và Kim, et. at., 2012).

© Triệu Tuấn, trieutuan.blog
Nguồn: Nyan Taw. 2013. Recent developments in biosecurity and biofloc technology. Aquaculture 2013 – Meeting Abstract.

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments