So sánh đa dạng di truyền và các chỉ tiêu tăng trưởng của 4 dòng tôm càng xanh từ Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Fiji

-

Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) được nuôi rộng rãi từ những năm 1990, tuy nhiên sự phát triển nuôi đối tượng này thường không có hệ thống.

Ở Fiji có một bộ phận nhỏ nông dân nuôi tôm càng xanh, tuy nhiên tính đa dạng di truyền và các đặc điểm sinh trưởng của chúng chưa được nghiên cứu. Thời gian gần đây, nông dân ở Fuji cho biết sản lượng tôm càng xanh giảm sút nhanh nhưng chưa rõ nguyên nhân. Nghiên cứu này nhằm đánh giá, so sánh 3 dòng tôm càng xanh của nước ngoài gồm Việt Nam, Malaysia và Indonesia với tôm càng xanh nội địa của Fiji.

Tôm trong thí nghiệm này được nuôi trong ao đất với 4 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Tổng số có 5827 con tôm được thu hoạch sau khi nuôi 143 ngày. Kết quả cho thấy, tỷ lệ tăng trưởng của từng con và tỷ lệ sống của dòng tôm Fiji khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với các dòng tôm của nước ngoài, tuy nhiên tôm Việt Nam có sự khác biệt so với dòng tôm từ Malaysia. Sự đang dạng di truyền hoàn toàn khác biệt giữa các dòng tôm nghiên cứu, trong đó dòng tôm của Malaysia có tính đa dạng di truyền kém nhất. Dòng tôm càng xanh cái của Indonesia thành thục sớm nhất và có kích thước nhỏ nhất so với các dòng tôm còn lại.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, dòng tôm càng xanh từ Malaysia và Indonesia không được khuyến cáo chọn nuôi ở Fiji, trong khi đó, dòng tôm từ Việt Nam nổi trội nhất về tất cả các chỉ tiêu nghiên cứu và được khuyến cáo chọn nuôi.

Experimental evaluation of the culture performance of three exotic and a ‘local’ Giant Freshwater Prawn (Macrobrachium rosenbergii, De Man 1879) culture strain in Fiji

Giant freshwater prawn (GFP; Macrobrachium rosenbergii) aquaculture has expanded rapidly since 1990. Most local culture industries, however, have developed in an unsystematic way. Fiji has a small culture industry producing the ‘Anuenue’ strain; however, performance of this strain has never been systematically evaluated. Recently, some Fijian farmers have reported declines in stock productivity. The current project evaluated the relative performance of three exotic strains with different genetic backgrounds from Malaysia, Indonesia and Vietnam, against the ‘local’ strain in Fiji in a 4 × 3 replicated pond trial experiment. A total of 5827 prawns were harvested after 143 days growout. Individual growth rate and relative survival of the Fiji strain were not statistically different from any of the introduced strains, but Vietnam strain was superior to that of the Malaysia strain. Genetic diversity showed significant differences in variability among strains, with the Malaysian strain displaying the lowest genetic diversity. Indonesia strain showed that females were reaching maturation earlier than other strains and were smaller in size. This study suggests that Malaysian and Indonesian strains would constitute a poor choice for Fiji, whereas the Vietnam strain consistently performed well on all criteria measured. High variation among replicate ponds within strains unfortunately confounded among-strain variation.

Triệu Tuấn, trieutuan.blog
Source: David A Hurwood et al. Experimental evaluation of the culture performance of three exotic and a ‘local’ Giant Freshwater Prawn (Macrobrachium rosenbergii, De Man 1879) culture strain in Fiji. Aquaculture Research, 2014, 45, 961–972.

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments