Sản xuất điện từ bùn thải ao nuôi tôm cung cấp cho việc vận hành hệ thống sụt khí và máy bơm

-

Trong thời gian gần đây, vấn đề thiếu điện phục vụ cho nuôi tôm công nghiệp đã gây khó khăn cho người nuôi tôm. Đặc biệt là sự gia tăng nhanh chóng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng càng làm cho tình trạng thiếu điện sản xuất càng thêm nghiêm trọng. Dự án sản xuất điện từ chất thải ao nuôi tôm, sau đó cung cấp cho việc vận hành trang trại nuôi tôm hứa hẹn sẽ giải quyết được vấn đề thiếu điện phục vụ cho sản xuất hiện nay.

Trong một dự án được tài trợ bởi Chính phủ Nhật Bản, các nhà khoa học thuộc Phòng thí nghiệm Công nghệ nano (LTN), thuộc Đại học Quốc gia TP. HCM, Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Kyushu, Nhật Bản đã tiến hành các thử nghiệm sử dụng bùn và các chất thải sinh học từ các ao nuôi tôm để sản xuất điện. Công nghệ này sử dụng các tế bào nhiên liệu (fuel cells) dùng để sản xuất điện thế hệ mới được phát triển bởi Trường Đại học Kyushu.

Giáo sư Đặng Mậu Chiến, Giám đốc Phòng thí nghiệm Công nghệ nano cho biết, các chất thải được bơm ra khỏi ao nuôi tôm và chuyển sang các lò phản ứng lên men để sản xuất khí metan sinh học. Sau đó, khí metan sinh học này được cung cấp cho các tế bào nhiên liệu oxit rắn (solid-oxide) để sản xuất điện cung cấp cho hệ thống sụt khí và máy bơm.

Thời gian triển khai dự án là trong 60 tháng, từ tháng 4/2015 đến tháng 5/2020. Tổng kinh phí cho dự án là khoảng 3,6 triệu USD, trong đó 3 triệu USD từ Chính phủ Nhật Bản và phần còn lại từ Chính phủ Việt Nam tài trợ.

Triệu Tuấn, trieu tuan blog
Source: Shrimp News International

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments