Quản lý cho ăn trong nuôi tôm thẻ chân trắng, Litopenaeus vannamei ở Ấn Độ

-

Một trong những lợi thế lớn của tôm thẻ L. vannamei là nhu cầu protein thấp (35%). Ở một số vùng của Ấn Độ, một số nông dân ưa dùng thức ăn cho tôm sú P. monodon có hàm lượng protein cao hơn với một quan niệm sai lầm cho rằng nó có thể rút ngắn thời gian nuôi.

Sử dụng thức ăn đặc chế cho tôm thẻ L. vannamei luôn luôn tốt hơn. Chế độ ăn có tính toán là chìa khóa để thành công trong nuôi trồng. Bởi có nhiều yếu tố liên quan đến lượng tiêu thụ thức ăn tôm, quá trình quan sát tôm nuôi thường xuyên và cẩn trọng là cách thức đáng tin cậy nhất để xác định lượng cho ăn tối ưu. Các hướng dẫn chung để điều chỉnh cho ăn được tính dựa theo trọng lượng tôm trung bình đưa ra trong bảng sau:

image

Tôm được cho ăn theo tỷ lệ % cụ thể của trọng lượng con từ 15% vào ngày thứ 15 xuống 1,3% vào ngày thứ 130. Để tính được lượng thức ăn cần theo tỷ lệ % sản lượng của vụ nuôi chưa thu hoạch thì nên lấy mẫu và đánh giá thường xuyên sản lượng nuôi chưa thu hoạch. Sản lượng chưa thu hoạch được đánh giá bằng phương pháp chài. Cho tôm ăn 4 lần/ngày (06:00 sáng, 12:00 trưa, 06:00 chiều và 22:00 tối) khẩu phần bằng nhau. Với cách quản lý cho tôm ăn thích hợp có thể giúp thu hoạch cỡ tôm 40 con trong vòng 90 – 100 ngày nuôi. Phần lớn thời gian nuôi trong khoảng 90 – 130 ngày với hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) là 1,4 – 1,5, nhưng trong một số trường hợp lên tới 150 ngày (tôm cỡ 30 con).

Theo dõi sàng ăn

Sử dụng các sàng ăn để đánh giá lượng thức ăn. Sàng ăn thường có kích thước từ 0,6 x 0,6 m đến 0,8 x 0,8 m (0,36 – 0,64 m2) bằng ống PVC hoặc thép làm khung căng mắt lưới 24. Sử dụng sàng cho ăn cùng lúc rải thức ăn dọc theo bờ. Số lượng sàng ăn cần cho ao 1 ha khoảng 6 cái. Thông thường, 1 – 10% khẩu phần ăn hàng ngày được cho vào các sàng ăn này và được quan sát sau mỗi 3 giờ cho tới 50 ngày nuôi và sau 2 giờ cho thời gian nuôi về sau.

BioAqua.vn
Nguồn: Tạp chí Asian Aquaculture Network – Tháng 1-3/2014

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments