Quần thể cá tuyết ở Na Uy được bảo vệ trước nguy cơ ô nhiễm từ việc khai thác dầu mỏ

-

Chính phủ mới của Na Uy đã cam kết bảo vệ các khu vực có giá trị của đại dương có thể bị ảnh hưởng bởi hoạt động khai thác dầu khí, đặt những giá trị của thiên nhiên trước nhu cầu dầu mỏ ngày càng cao.

“Đây không chỉ là một chiến thắng cho tất cả chúng ta những người đã dành rất nhiều thời gian và đấu tranh không ngừng vì nó. Đây còn là thắng lợi lần đầu tiên và quan trọng nhất đối với thiên nhiên, bao gồm cả cá tuyết, chim biển, rạn san hô nước lạnh lớn nhất của thế giới” Nina Jensen, Giám đốc điều hành của WWF – Na Uy cho biết.

Trong năm 2013 WWF Na Uy đã thực hiện một chiến dịch để giữ cho bờ biển của Lofoten, Vesterålen và Senja tránh bị ảnh hưởng bởi các hoạt động khai thác dầu khí. Các hoạt động khai thác dầu khí trong khu vực này sẽ đe dọa đến quần thể cá tuyết lớn nhất thế giới, rạn san hô nước lạnh lớn nhất thế giới và quần thể chim biển lớn nhất Châu Âu.

image

Không chắc chắn là chính phủ mới sẽ mở cửa trở lại khu vực Lofoten (được bảo vệ từ năm 2001) cho khai thác dầu mỏ trước sức ép từ phát triển công nghiệp. Nhưng các Đảng nhỏ đang đấu tranh để có được một lệnh cấm vĩnh viễn việc khai thác dầu mỏ trong khu vực này nhằm bảo vệ quần thể sinh vật.

“Quyết định này còn có ý nghĩa lớn hơn là việc bảo tồn thiên nhiên. Na Uy là một trong những nhà phát triển dầu và khí đốt lớn nhất thế giới, với một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào lĩnh vực dầu mỏ, chúng tôi thấy Na Uy nên giữ một trữ lượng dầu nhất định dưới lòng đất thay vì triệt để khai thác nó”, bà Jensen nói.

Trong năm qua các cuộc tranh luận về nguy cơ ô nhiễm carbon nhấn mạnh sự cần thiết có một sự thay đổi nhanh chóng từ các nguồn năng lượng truyền thống như dầu mỏ sang các nguồn năng lượng tái tạo.

Triệu Tuấn, trieutuan.blog
Source: The Fish Site News Desk.

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments