Phương pháp quản lý thức ăn giúp giảm FCR và chi phí nuôi tôm tại Úc

-

Thông thường tôm được cho ăn 5 lần/ngày, nhưng đối với công ty Gold Coast Marine Aquaculture (Úc) họ chỉ cho tôm ăn 4 lần/ngày. Bằng cách kéo dài khoảng cách giữa các lần cho tôm ăn trong ngày, hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) giảm đi đáng kể. Điều này giúp cho những người quản lý ao nuôi tôm có thời gian kiểm tra sàng ăn và giảm những sai sót trong việc quản lý thức ăn trong suốt vụ nuôi.

Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) là một chỉ số cho thấy hiệu quả của việc chuyển đổi khối lượng thức ăn thành sinh khối của tôm. FCR được tính bằng cách lấy tổng số lượng thức ăn cho tôm ăn chia cho tổng sinh khối gia tăng của tôm trong một chu kỳ nuôi. Đối với tôm sú, giá trị FCR thường khoảng 1.8.

FCR là một chỉ số quan trọng vì khi giá trị FCR cao chứng tỏ lượng thức ăn dư thừa tích lũy trong ao nuôi cao, gây ô nhiễm môi trường, giảm chất lượng nước và gia tăng chi phí sản xuất. Một cách tổng quát, giá trị FCR cao cho thấy lượng thức ăn dư thừa trong ao cao và chi phí sản xuất cao, làm giảm lợi nhuận thu được.

image

Tại Công ty Gold Coast Marine Aquaculture, họ sử dụng máy cho tôm ăn giúp trãi đều thức ăn khắp ao nuôi. Một số kinh nghiệm trong việc quản lý thức ăn của tôm được Công ty chia sẻ như sau:

– Cùng lúc với việc sử dụng máy rãi đều thức ăn cho tôm ăn, khoảng 0.5% tổng lượng thức ăn mỗi lần cho tôm ăn được cho vào 3 cái sàng ăn đặt ở mỗi ao nuôi và kiểm tra lượng thức ăn còn lại trong các sàng ăn 3 giờ sau khi cho tôm ăn.

– Nếu như không còn thức ăn trong sàng ăn sau 3 giờ cho ăn, gia tăng lượng thức ăn lên 3 kg mỗi lần cho ăn đối với tôm có trọng lượng trung bình khoảng 10 g/con hoặc gia tăng lượng thức ăn mỗi lần cho ăn lên 5 kg đối với tôm có trọng lượng trung bình lớn hơn 10 g/con.

– Nếu như còn thức ăn trong sàng ăn, lượng thức ăn được giảm xuống từ 20-80% cho lần cho ăn tiếp theo. Trước đây, Công ty Gold Coast Marine Aquaculture chỉ giảm lượng thức ăn từ 10-30% sau khi kiểm tra còn thức ăn trong sàng ăn 3 giờ  sau khi cho ăn. Điều này là do họ nghĩ rằng khi giảm lượng lớn thức ăn sẽ dẫn đến tỷ lệ ăn thịt lẫn nhau của tôm sú khi nuôi ở mật độ cao, đặc biệt là trong thời kỳ lột xác của tôm. Tuy nhiên, theo quan sát của Công ty Gold Coast Marine Aquaculture cho thấy điều ngược lại.

– Tôm cần được cho ăn điều độ vì dạ dày của chúng nhỏ và thời gian tiêu hóa thức ăn nhanh. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm và quan sát của công ty Gold Coast Marine Aquaculture thì tôm thường ăn và “nghỉ ngơi” định kỳ trước khi tiếp tục tìm kiếm thức ăn.

– Với khoảng thời gian cố định 6 giờ giữa hai lần cho ăn, tôm có thời gian để nghỉ ngơi trước khi bắt đầu ăn cữ tiếp theo. Thời gian này đủ lâu để tôm có thể tiêu hóa và hấp thu hết chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Hoạt động đơn giản này giúp gia tăng tối đa cho kỳ lột xác và hiệu suất tăng trưởng của tôm nuôi.

Triệu Tuấn, trieutuan.blog
Source: The Global Aquaculture Advocate. Editor, Darryl Jory (dejry2525@aol.com). Feed Tray Management Lowers FCRs, Shrimp Production Costs in Australia. Bambang M. Julianto and Darrel Herbst. Volume 18, Issue 5, Page 38, September/October 2015.

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments