Phát hiện loài cá có chân mới tại bờ biển New Zealand

-

Tuy không thiếu những sinh vật lạ kì ở dưới đáy đại dương, nhưng trong tuần này các nhà khoa học lẫn người dân ở New Zealand đã kinh ngạc vì sự xuất hiện của một thứ khá “quái” ở bờ biển.

Bảo tàng Te Papa Tongarewa ban đầu đã miêu tả sinh vật này là một con cá đen, có nhiều gai và đặc biệt có hai chiếc vây như “chân” được nó dùng để di chuyển dưới đáy biển. Con cá kì lạ này được phát hiện ở bờ biển Bay of Islands phía bắc New Zealand ở giữa những chiếc thuyền đang đậu bến.

Người phát hiện ra nó, Glenys Howse, đã cố gắng giữ cho con cá sống để mang đến viện hải dương, nhưng nó đã chết không lâu sau đó nên anh ta mang nó đến bảo tàng để phục vụ công tác khoa học. Các nhà nghiên cứu đã xác nhận giống sinh vật này là cá lồng đèn (cá mặt quỷ) nhưng họ không rõ chính xác đó là thuộc giống nào vì thông thường cá lồng đèn sẽ có những đường vân trên cơ thể, còn loại cá trên thì toàn thân đen bóng hoàn toàn.

image

Mặc dù cá lồng đèn có khả năng đổi màu để nguỵ trang dưới đáy biển nhưng sẽ có vài đường vân trên cơ thể để nhận diện. Các nhà khoa học đang tiến hành các cuộc thử nghiệm thêm để xác định rõ nó có thuộc một giống hoàn toàn mới không.

“Hiếm khi thấy cá lồng đèn có màu sắc đen toàn thân như thế này với cái “cần câu” trên đầu có màu sắc khác. Vậy đây có phải là một giống mới hay không? Chúng tôi sẽ phân tích mẫu mô của nó để tìm câu trả lời.“ – Bảo tàng Te Papa Tongarewa chia sẻ trên Facebook.

Vì sao cá lồng đèn lại có hình dạng kì lạ đến vậy? Đó là vì chiến thuật săn mồi của nó. Các vây cứng để giúp nó bám vào tảng đá dưới đáy đại dương một cách chắc chắn và dùng “cần câu” (hay còn gọi là “lồng đèn”) phát sáng để dụ con mồi. Khi con mồi sập bẫy, nó sẽ mở rộng cái miệng và cơ thể ra để tóm con mồi và đôi khi con mồi có thể to bằng kích thước của chính nó.

“Cá lồng đèn là loài sinh vật có tốc độ đớp mồi nhanh nhất thế giới, miệng của chúng mở ra với tốc độ của một viên đạn đang bắn, và trong môi trường đặc hơn 800 lần so với không khí.” Đại diện bảo tàng giải thích.

Sinh vật này được tìm thấy đa số ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới, dưới độ sâu khoảng 210m so với mặt biển. Các nhà khoa học tại bảo tàng cũng đang tìm cách bảo quản con cá này với mục đích trưng bày cho công chúng thưởng lãm.

>> Update fro aquanetviet.com: Các nhà khoa học tại Bảo tàng Te Papa Tongarewa đã xác định đây là loài cá ếch có tên khoa học là Antennarius striatus. Tuy nhiên, điều đặc biệt là con cá này có màu đen toàn thân thay vì có màu sáng và có những vân sọc trên thân. Các mẫu mô của cá đang được phân tích để xác định chính xác xem chúng có phải là một loài mới hay không. 

Source: GenK, Tham khảo ScienceAlert

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments