Phân lập và định danh vi khuẩn phát sáng gây bệnh trên cá Ngựa đen (Hippocampus kuda)

-

Cá ngựa (Hippocampus spp.) là nhóm các loài động vật thủy sản có giá trị kinh tế cao, từ lâu đã được dân gian dùng làm thuốc chữa bệnh (Lourie và cs. 1999).

Hàng năm, trên thế giới có khoảng 20 triệu cá ngựa được thu thập từ tự nhiên (Vincent 1996) để sử dụng cho các mục đích như: điều trị nhức mỏi, viêm nhiễm, yếu sinh lý hoặc khó sinh nở (Ryu và cs. 2010). Ngoài ra, theo Zhang và cs. (2003), cá ngựa còn có tác dụng làm giảm kích thước của tế bào ung thư, thúc đẩy quá trình tạo bạch cầu hoặc hóa lỏng các khối u ở người. Là loài động vật có giá trị, gần đây cá ngựa đã trở thành đối tượng nuôi của một số quốc gia trên thế giới như: Australia (H. abdominalis), Sri Lanka (H. kuda), Indonesia (H. kuda), Brazil (H. reidi), Mexico (H. erectus), Ireland (H. hippocampus) và New Zealand (H. abdominalis). Nghề nuôi cá ở Việt Nam được phát triển ở nhiều nơi như: Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Vũng Tàu …(Trương Sĩ Kỳ 2000). Hiện tại, các trại nuôi chủ yếu tập trung vào cá ngựa đen (H. kuda) – còn có tên gọi khác là cá ngựa vàng (yellow seahorse hoặc common seahorse) (Trương Sĩ Kỳ 2000).

Một trong những thách thức lớn cho nghề nuôi cá ngựa là sức đề kháng của loài động vật này tương đối yếu. Cá ngựa rất dễ nhiễm bệnh do các tác nhân như ký sinh trùng, vi khuẩn và nấm (Vincent và Clifton-Hadley 1989). Trong đó, bệnh do vi khuẩn xuất hiện quanh năm và gây thiệt hại lớn nhất (Austin và Austin 1993; Alcaide và cs. 2001). Vibrio là vi khuẩn thường xuất hiện trên động vật thủy sản. Một số loài Vibrio là tác nhân gây bệnh trên các loài thủy sản nước mặn như: Vibrio anguillarum, V. ordalii, V. harveyi, V. splendida, V. orientalis, V. fischeri. Đã có một số công trình nghiên cứu công bố Vibrio là nguyên nhân gây bệnh trên cá ngựa, với các dấu hiệu đầu tiên là biếng ăn, bơi lờ đờ, bạc vây đuôi, lở loét (Alcaide và cs. 2001; Tendencia 2002; Bombardini và cs. 2006; Martins và cs. 2010; Balcázar và cs. 2011).

Gần đây, tại một số trại nuôi cá ngựa trong khu vực thành phố Nha Trang, tình trạng cá ngựa chết đã được ghi nhận. Cá bệnh thường có các triệu chứng ban đầu là da nhợt nhạt, cá cong đuôi, biếng ăn, bơi lờ đờ; sau đó xuất hiện các vết lở loét trên da, cổ, mõm; bạc vây lưng, trắng da đuôi.

Kết quả phân lập vi khuẩn từ 35 con cá ngựa có dấu hiệu tổn thương cho thấy tác nhân gây bệnh lở loét trên cá ngựa tại các trại cá ngựa trong khu vực thành phố Nha Trang – tỉnh Khánh Hòa là vi khuẩn Vibrio sp. Có khả năng là Vibrio harveyi, tuy nhiên để kết quả định danh chính xác hơn, cần tiến hành thêm một số kỹ thuật khác.

Thí nghiệm gây cảm nhiễm với vi khuẩn phân lập được cho thấy cá bị bệnh với các triệu chứng gần giống với bệnh tự nhiên như da có nhiều nhớt và chuyển sang màu trắng cùng với sự xuất hiện các vết loét. Liều gây chết 50% LD50 đối với cá có trọng lượng 1-2 g là 5 x 10^6 CFU/con.

Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ cho thấy vi khuẩn này kháng với các loại kháng sinh như ampicillin10 μg/đĩa (A10), cefadroxil 30 μg (CD30), amoxicilin 25 μg (AMC25) và cefalexin 30 μg (CL30).

Các trại nuôi nên quan tâm đến tính ổn định của thức ăn cho cá, vì hiện tại đây là nguồn thức ăn tươi sống (khẩu phần ưa thích của cá ngựa) không được kiểm soát và có khả năng chứa các nguy cơ mầm bệnh cao.

Isolation, Identification of Luminous Vibrio in Deseased Cultured Common Seahorse (Hippocampus kuda)

Seahorse (Hippocampus spp.) are economically valuable species and are used in traditional medicine. In Vietnam, seahorse cultivation has been recently developed in some regions namely Khanh Hoa, Ninh Thuan, Hue, Da Nang and Vung Tau. Three seahorse small-scale farms in Khanh Hoa are now facing problems with unknown disease occuring in common seahorses (Hippocampus kuda Bleekers 1852). In the present study, luminous bacteria were isolated from a total of 35 Hippocampus kuda, which had ulcerations. Physiological and biochemical testing as well as 16S rDNA sequencing confirmed that the photobacterium (named TNX-X1) was closely related to Vibrio harveyi. Infectivity studies (challenge test) were conducted directly in Hippocampus kuda showed that this Vibrio isolate caused a disease with symptoms including white changing, viscous skin and ulceration. LD50 (Lethal dose 50%) for fish with an average body weight of 1 – 2 g was 5×10^6 CFUxfish-1. The isolate, in addition, was resistant to certain antibiotics including ampicillin10 μg/disc (A10), cefadroxil 30 μg (CD30), amoxicilin 25 μg (AMC25) and cefalexin 30 μg (CL30) (in total 9 antibiotics).

Source: Văn Hồng Cầm, Phan Thị Thảo, Đặng Thúy Bình. Phân lập và định danh vi khuẩn phát sáng gây bệnh trên cá Ngựa đen (Hippocampus kuda). Institute of Biotechnology and Environment, Nha Trang University, Vietnam, E-mail address: vanhongcam.bio@gmail.com

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments