Ô nhiễm tiếng ồn ngăn cá tìm đường về nơi sinh sống

-

Ô nhiễm tiếng ồn (noise pollution) ở đại dương có thể ngăn chặn cá tìm đường về “nhà”, theo nghiên cứu mới về loài cá rạn san hô ở Polynesia, Pháp bởi các trường Đại học Bristol, Exeter và Liège.

Cá thường sử dụng các tín hiệu âm thanh từ các loài cá khác và các động vật không xương sống như các rạn san hô để xác định vị trí, môi trường sống phù hợp, nhưng các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng cá có vẻ mất một thời gian dài và khó khăn hơn trong việc tìm đường về “nhà” khi có sự hiện diện của tiếng ồn từ thuyền.

“Âm thanh tự nhiên dưới nước được sử dụng bởi nhiều loài động vật để tìm môi trường sống phù hợp, và tiếng ồn từ các phương tiện giao thông là một trong những ô nhiễm phổ biến nhất. Nếu như tiếng ồn từ tàu thuyền đủ lớn và kép dài, khả năng phục hồi môi trường sống của các loài sống ở các rạn san hô có thể bị ảnh hưởng”, đồng tác giả nghiên cứu Sophie Hilles, một nghiên cứu sinh tại Đại học Bristol nói.

Các rạn san hô là nơi hiện diện của nhiều tiếng ồn tự nhiên, mỗi loài động vật tạo ra một âm thanh riêng của mình liên quan đến việc bắt mồi và tìm nơi sinh sống. Bên cạnh đó, sóng, gió và dòng chảy cũng tạo ra tiếng ồn xung quanh.

Thuyền máy có mặt hầu như ở tất cả bờ biển nơi con người sinh sống, và tiếng ồn do chúng tạo ra truyền đi tốt hơn dưới nước hơn là trong không khí.

“Tiếng ồn từ thuyền máy có thể đe dọa đến cá, và ảnh hưởng đến hệ sinh thái xung quanh nó”, đồng tác giả Steve Simpson, một nhà sinh học biển thuộc Đại học Exeter cho biết. “Kể từ khi một trong năm người trên thế giới phụ thuộc vào cá như một nguồn cung cấp protein chủ yếu, ô nhiễm tiếng ồn từ các phương tiện giao thông cần được quan tâm hơn nhằm giúp cho sinh kế của cộng đồng ngư dân, những người phụ thuộc vào biển và bảo vệ môi trường sinh sống của sinh vật biển”.

Trong thí nghiệm, các nhà nghiên cứu sử dụng ấu trùng của cá ở giai đoạn mà chúng thường sống xung quanh các rạn san hô. Chúng được đặt trong một ống nhựa dài với một màn hình đặt ở cuối một đầu, ấu trùng đã có thể nhận biết phần cuối của ống nhựa để có thể bơi. Khi phát tiếng ồn giống như những tiếng ồn phát ra từ âm thanh tự nhiên ở các rạn san hô ở đầu ống có màn hình, một số lượng lớn ấu trùng cá tập trung về phía màn hình. Nhưng khi phát ra tiếng ồn của máy tàu thuyền gần với âm thanh tự nhiên ở các rạn san hô, ấu trùng cá có xu hướng bơi ra xa tiếng ồn.

“Đây là dấu hiệu cho thấy tình trạng ô nhiễm tiếng ồn có thể ảnh hưởng đến hành vi định hướng trong giai đoạn quan trọng của cuộc sống thủy sinh vật,” đồng tác giả Andy Radford thuộc Đại học Bristol nói. “Những bằng chứng khoa học cho thấy sự cần thiết phải có các qui định cho các hoạt động của con người trong các khu vực cần được bảo vệ.”

Nghiên cứu này được đăng trên tạp chí Marine Ecology Process Series.

Triệu Tuấn, trieutuan.blog
Source: Under Water Times.

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments