Nuôi tôm he (kuruma) tại Nhật

-

Tôm he là loài nuôi quan trọng và có giá trị kinh tế cao tại Nhật Bản. Tôm he (kuruma, Marsupenaeus japonicus Bate) sống có giá rất cao tại Nhật, nó được xem là vua của các loài hải sản “King of Marine Foods.”

Tôm he sống (live kuruma shrimp) tại Nhật

Tôm he (kuruma, Marsupenaeus japonicus) sống có giá rất cao tại Nhật, nó được xem là vua của các loài hải sản “King of Marine Foods”. Tôm thường được dùng trong các nhà hàng cao cấp với giá rất cao và trong các tiệc lớn, long trọng. Nuôi và thị trường cho tôm he được xem là siêu lợi nhuận cho nên ưu tiên cho việc tăng sản lượng để đáp ứng với nhu cầu thị trường. Lợi nhuận của tôm P. japonicus đem lại khá đáng kể trong khi sản lượng của nó chỉ chiểm khoảng 3% tổng sản lượng của tôm trên toàn thế giới.

So sánh với các loài tôm thuôc họ Penaeids, kuruma là loài duy nhất có khả năng chịu đựng trong điều kiện vận chuyển với khoảng cách xa mà không cần nước. Ngư dân thường giữ tôm sống trong thuyền trong thời gian vận chuyển đến cảng cho việc mua bán. Mùa vụ sinh sản của M. japonicus rất dài, thường kéo dài khoảng 6 tháng. Tôm kuruma có thelycum kín nên khi cắt cuống mắt tôm cái sẽ lột xác, cơ quan sinh sản mềm ra, từ đó tôm đực dễ dàng gắn túi tính khi giao vĩ.

Dr. Fujinaga người đi tiên phong trong việc nghiên cứu trên các con cái đã được giao phối, cũng là người đầu tiên thành công trong việc ương tôm penaeid từ giai đoạn ấu trùng. Ông được xem như cha đẻ của nghề nuôi tôm “Father of shrimp farming”.

Phát triển nuôi tôm qui mô công nghiệp

Sau 30 năm nghiên cứu với tôm kuruma, Fujinaga và cộng tác đã khởi đầu cho việc nuôi công nghiệp tôm kuruma vào năm 1963. Thay vì dựa theo ý kiến ban đầu của Fujinaga là phát triển nuôi hoàn toàn thâm cach (intensive culture), họ quyết đinh áp dung mô hình nuôi bán thâm canh (semi-intensive culture) dựa trên sản lựong ban đầu và sử dụng những ao lớn ngoài trời. Hầu hết các ao nuôi theo thiết kế của ông đều có nền đáy bằng cát.

Ương nuôi giống

Vào năm 1964, J. Kittaka đã phát triển kỷ thuật mới cho ương giống trong các bể nuôi ngoài trời với thể tích hơn 200m3. Sự phát triển của phiêu sinh thực vật (phytolanktom) được kiểm soát bằng cách sử dụng phân bón trực tiếp vào các bể ương. Ấu trùng tôm ăn các vi sinh vật giúp cho cân bằng hệ vi sinh vật trong bể ương.

Sử dụng artemia cho ăn vào giai đoạn sớm của post được xem như một công cụ dẫn đến thành công cho hệ thống. Dễ dàng thu được các con tôm cái mang trứng và kỹ thuật ấp được phổ biến rộng rãi cho phép nông dân có thể tự sản xuất tôm post trong nhiều năm liền.

Dinh dưỡng

A. Kanazawa, O. Deshimaru, K. Shigueno và cộng tác viên xác định nhu cầu dinh dưỡng của M. japonicus và tạo ra thức ăn công nghiệp cho loài này. Khác với các loài thuộc họ Penaeid, tôm kuruma được xác định có nhu cầu protein rất cao khoảng 55%.

Giới thiệu ao nuôi được thiết kế hình tròn

Vào năm 1973, công ty nuôi tôm Mitsui Norin Marine được thành lập tại tận cùng phía nam đất liền Nhật. Hệ thống bao gồm 14 bể hình tròn với hai đáy được thiết kế theo mô hình của Shigueno. Theo kinh nghiệm của Shigueno hệ thống này sẽ mang lại năng suất cao hơn các mô hình khác mặc dù chi phí ban đầu cao hơn rất nhiều.

Thật vậy trong khoảng thập niên 70 và 80 số liệu thống kê từ các hộ nuôi tôm cho thấy sản lượng trung bình khoảng 2.6-4.6 tấn /ha. Trong khi đó những vụ đầu ở công ty Mitsui Norin Marine sản lượng đạt dao động từ 19-32 tấn/ha vượt xa so với các ao nuôi khác. Tuy nhiên sự trao đôi nước bị hạn chế làm cho tảo phát triển và tôm dễ bị stress. Kết quả tỉ lệ sống dao động từ 46-78% do thường xuyên bị cảm nhiễm bởi vibriosis và nấm. Các loài rong dại phát triển nhanh trong các bể và hệ số thức ăn (FCR) rất cao tăng từ 2.3-3.4.

Sự tấn công của WSSV

Bệnh đốm trắng (WSSV) trên tôm xảy ra đầu tiên ở phía tây Nhật vào năm 1993 bởi một số vùng nuôi nhập tôm từ nước láng giềng để bắt đầu vụ nuôi. Tỉ lệ chết cao sau vài ngày thả nuôi. Nguyên nhân được chuẩn đoán là do White Spot Syndrome Virus (WSSV). Hơn 96 ao nuôi ở các vùng lân cận, 19 ao đã bị nhiễm và gây thiệt hại rất lớn đến kinh tế của người nuôi. Dịch bênh lan rộng trong khu vực, hơn 10 vùng nuôi phải dừng hoạt động trong nhiều năm.

Tăng cường quản lý

Sau khi dịch bệnh WSSV bùng phát vào năm 1993, các nhà quản lý thuộc vùng nuôi Mitsui Norin Marine tích cực tăng cường quản lý ao nuôi. Lo ngại về WSSV, tôm larvae được trữ và kiểm tra không có cảm nhiễm của virus (virus-free larvae checked) bằng kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction), và giảm tỉ lệ trao đổi nước một cách đáng kể khoảng thấp hơn 6 lần so với năm trước. Chế phẩm vi sinh (probiotics) được dùng trong các bể rất sớm, và sử dụng hiệu quả các loại phân bón hóa học trong suốt chu kỳ nuôi.

Mật độ tảo được theo dõi trong suốt vụ nuôi (bằng phương pháp sử dụng dĩa phản quan 40-60 cm – Secchi disk transparency). Thêm vào đó, những sản phẩm có chứa sắt thường được sử dụng trong các ruộng lúa nhằm hấp thu khí hydrogen sulfide trong đất cũng được dùng trong 10 cm của lớp cát đáy.

Các biện pháp trên phần nào hạn chế được sự phát triển của các loài rong, giảm hệ số thức ăn, hầu như loại trừ được bệnh, và nhìn chung tăng cường sức khỏe của tôm nuôi. Hơn nữa, giảm được lượng bùn đáy sau mỗi vụ nuôi. Lợi nhuận mang lại cho những vụ nuôi tiếp theo được kỳ vọng rất cao cho các ao theo hệ thống tuần hoàn.

Chọn lựa sinh sản

Một trong những vấn đề cần chú ý trong nuôi tôm ở Nhật là chọn lựa cho sinh sản, thế hệ thứ 6, không cảm nhiễm WSSV thành thục được giữ lại, và tôm giống của các vùng nuôi này được bán rộng rãi cho nhiều vùng nuôi khác. Với phương pháp quản lý tốt, tỉ lệ tăng trưởng của tôm trong các ao nuôi tăng lên một cách đáng kể, mặc dù cụ thể vẫn chưa được khảo sát. Trong vài trường hợp những tôm thành thục vào khoảng tháng 3 kích cỡ khoảng 70g và kích cỡ thành thục của tôm lớn hơn nhiều vào tháng 10.

Đề nghị cải tiến

Hệ thống nước của các bể hai đáy (double-bottomed tank) trong tương lai nên cải tiến để lớp cát đáy được sụt khí nhiểu hơn dựa vào sự tuần hoàn nước. Quan trọng hơn, nhu cầu dinh dưỡng cao của loài này cần được nghiên cứu lại nhằm giảm sự phụ thuộc quá nhiều vào dinh dưỡng.

Mặc dù lớp cát đáy cần rửa sạch để tôm phát triển làm cho hệ thống sản xuất và quản lý của loài này trở nên phức tạp hơn nuôi các loài khác thuộc họ penaeid, tuy nhiên với những cải tiến về mặt kỹ thuật nuôi trong tương lai có thể đẩy mạnh phát triển nuôi tom kuruma ở Nhật.

Kết luận

Mặc dù tôm Kuruma chỉ chiếm khoảng một lượng nhỏ trong tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu, tuy nhiên giá cả rất cao tại thị trường Nhật là một yếu tố rất hấp dẫn nghề nuôi tôm he tại đây. Sau sự bùng phát của dịch bệnh WSSV vào năm 1993, các phương pháp quản lý ao nuôi được dần cải tiến nhằm tăng cường an toàn sinh học (biosecurity) và sản lượng. Những cải tiến này kích thích sự mở rộng của nghề nuôi tôm kuruma tại Nhật.

© Trương Huỳnh Như, trieutuan.blog

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments