Nicaragua: Người nuôi tôm được đào tạo để có thể phát hiện sớm EMS/AHPND

-

Chính quyền Nicaragua đã triển khai một loạt các biện pháp nhằm đối phó với dịch bệnh EMS/AHPND trên tôm, một trong số đó là đào tạo cho nông dân nuôi tôm để có thể nhận diện và phát hiện sớm bệnh EMS/AHPND.

Bệnh gan tụy cấp tính trên tôm EMS/AHPND là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra, chúng có thể tìm thấy trong dạ dày của tôm bệnh.

Khóa đào tạo nhằm cung cấp những kiến thức về quản lý sức khỏe tôm và phòng chống sự lây nhiễm mầm bệnh vào Nicaragua. Mặc dù bệnh EMS chưa xuất hiện ở Nicaragua, nhưng “những việc làm cần thiết để ngăn chặn dịch bệnh là thự sự cần thiết”, Bộ trưởng Nông nghiệp và Lâm nghiệp, Ariel Bucardo nói.

“Bệnh này hiện chưa được kiểm soát và chúng ta chưa biết nhiều về nó. Ở Chau Á, bệnh này đã lan nhanh và gây thiệt hại ở nhiều trang trại nuôi tôm”, Bộ trưởng Ariel Bucardo nói. Đây là lý do để ngành nuôi tôm Nicaragua quan tâm và triển khai nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn dịch bệnh bùng phát ở nước mình.

Bên cạnh việc đào tạo cho nông dân và đội ngũ kỹ thuật, ông Bucardo cũng nói việc cấm nhập khẩu tôm từ các nước có dịch EMS/AHPND cũng phải được tiến hành để ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh vào Nicaragua.

Triệu Tuấn, trieutuan.blog
Source: The Fish Site News Desk.

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments