Những sự thật thú vị về rạn san hô dưới đại dương

-

Các rạn san hô được ví như là những cánh rừng huyền ảo đầy bí ẩn với sức hút mê hoặc. Vậy san hô thật chất là gì? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về “Người thợ xây” của đại dương qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn biết gì về “Người thợ xây của đại dương” này?

Mặc dù luôn được ví như là rừng của cả đại dương nhưng thật chất, san hô không phải là thực vật mà chúng lại là những loài động vật biển thuộc lớp San hô có tên khoa học là Anthozoa.

Sơ yếu lý lịch của “Người thợ xây đại dương”. Ảnh: Tép Bạc

Đặc biệt, san hô còn có thể tự chuyển đổi giới tính để phù hợp với môi trường sống của chúng. Nếu như quá khắc nghiệt, hầu hết những “cô nàng” san hô sẽ tự đổi sang những “đấng mày râu” để có thể trải qua được cuộc sống quá đỗi khắc nghiệt và khi tình thế trở lại bình thường, chúng sẽ ngay tức khắc trở lại thành giống cái.

Trong thực tế thì loài san hô được xem là loài động vật bậc thấp thuộc ngành ruột khoang. Chúng thường dùng những xúc tu quanh miệng để bắt những con mồi. Ngoài việc ăn các sinh vật phù du để lấy dinh dưỡng nhưng hoạt động để cung cấp dinh dưỡng chính cho chúng lại chủ yếu đến từ việc quang hợp của các loài tảo đơn bào cộng sinh với loài san hô.

Những điều mà San hô chưa từng kể với bạn. Ảnh: Tép bạc

Trong tự nhiên thì san hô sinh trưởng bằng cách nảy mầm nhưng những mầm này không thể tách rời khỏi cơ thể mẹ nên vì thế chúng sẽ tạo thành một quần thể san hô to lớn và tạo nên hình dạng lá cây. Chính vì thế mà nhiều người hiểu lầm rằng san hô là thực vật.

San hô được ví là những người thợ xây bởi khi một polip chết đi, các polip khác sẽ lại tiếp tục xây dựng ngôi nhà đá vôi của người trước để lại từ lớp này qua lớp khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác đã tạo nên những rạn san hô huyền ảo và kì bí dưới đại dương xanh.

Có hơn 1200 loài san hô được tìm thấy. Ảnh: Tép Bạc

Các nhà khoa học thống kê có khoảng 1.200 đến 1.300 loài san hô trên toàn thế giới. Một nửa số loài này là nằm trong các rạn san hô. Các vành đai san hô mà chúng ta thấy là kết quả của khoảng 18.000 năm đến 20.000 năm xây dựng.

San hô có tuổi đời bằng với khủng long?

Mặc dù là bạn bè đồng trang lứa với khủng long, thế nhưng, san hô đã sống sót sau hơn 400 triệu năm kể cả sau khi một số loài động vật bị tuyệt chủng hàng loạt và những đợt biến đổi khí hậu toàn cầu và vẫn tồn tại cho đến ngày nay nhờ sự cộng sinh với tảo biển zooxanthellae.

San hô và khủng long cùng tuổi với nhau. Ảnh: Tép Bạc

Vai trò của San hô

Mặc dù số lượng san hô trên thế giới chỉ chiếm một phần nhỏ của đại dương (chưa đến 1%). Nhưng chúng lại góp một phần rất lớn khi đã tạo nên một ngôi nhà chung cho khoảng 25% các loài động vật biển khác đến sinh sống. Và có hơn 4000 loài cá khác nhau đã đến những rạn san hô to lớn này để thực hiện việc sinh sản của mình.

San hô còn cung cấp cho cá rất nhiều thức ăn và cũng chính vì thế đã có khoảng 500 triệu người trên toàn thế giới đã đánh bắt được rất nhiều cá trên các rạn san hô rộng lớn này.

Tầm quan trọng của san hô. Ảnh: Tép Bạc

“Người thợ xây của đại dương” còn đóng thêm vai trò cực kì quan trọng khi chúng như là một bộ đệm dày, rất chắc chắn giúp bảo vệ các cộng đồng ven biển khỏi những cơn bão lớn hoặc khi nước dâng cao bằng cách làm chậm dòng nước, giúp bờ biển hạn chế việc bị xói mòn.

Thế nhưng… San hô trên thế giới đang dần biến mất!

Do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đã làm cho nhiệt độ của nước tăng lên khiến cho nạn tẩy trắng san hô cũng dần tăng theo.

Du lịch và khai thác san hô quá mức đã giết chết hết nhiều rạn san hô đẹp trong thập kỷ vừa qua.

Các rạn san hô đang này càng khan hiếm hơn trên thế giới. Ảnh: Tép Bạc

Và theo dự đoán của các nhà khoa học, trong vòng 30-50 năm tới chúng ta sẽ không còn thấy được rạn san hô nào ở đại dương nữa.

Phải nhanh chóng bảo vệ “những cánh rừng” của đại dương!!!

Khi đi du lịch, chúng ta không nên giẫm đạp vào các rạn san hô vì chúng là những thể động vật và nếu làm như vậy chúng ta có thể sẽ vô tình giết chết chúng.

Nâng cao ý thức, bảo vệ môi trường biển bằng cách không xả rác bừa bãi xuống biển hoặc đại dương.

Khi lặn xuống sâu để xem san hô, chúng ta không nên khuấy cặn vì khi đó chúng sẽ không thể quang hợp được, gây ảnh hưởng cực kì lớn đến những rạn san hô.

Ủng hộ các quỹ bảo vệ san hô điển hình là tổ chức Reef-World.

Chúng ta phải nhanh tay trước khi quá muộn. Ảnh: Tép Bạc

Dù chỉ chiếm một phần nhỏ ở đại dương trên khắp trái đất, thế nhưng những gì mà san hô mang lại cho cả hệ sinh thái đại dương là rất lớn. Ngoài vai trò là ngôi nhà chung cho ¼ cá thể các loài thủy vật, san hô còn mang lại rất nhiều lợi ích về kinh tế cho con người. Chính vì thế, chúng ta phải chung tay góp phần bảo vệ san hô, duy trì vẻ đẹp sinh thái của những cánh rừng huyền ảo nơi đại dương này.

Source: Tép Bạc

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments