Nghiên cứu độc lực của vi khuẩn Aeromonas sp. trên cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus Linnaeus, 1758) và tác dụng của vacxin bất hoạt trong phòng trị bệnh

-

Cá rô phi  vằn (Oreochromis niloticus) là đối tượng được người dân  yêu thích  và thả  nuôi nhiều do tốc độ tăng trọng nhanh, phổ thức ăn rộng, sức chịu đựng cao với các điều kiện bất lợi của môi trường, có khả năng tận dụng nhiều loại thức ăn sẵn có của địa phương và dễ nuôi ở các mô hình khác nhau.

Bên cạnh đó chất lượng thịt thơm ngon nên rất được người tiêu dùng trong nước và trên thế giới ưa chuộng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc nuôi thâm canh đã làm dịch bệnh ở trên đối tượng này xảy ra ngày càng nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, bệnh do vi khuẩn Aeromonas sp. là nguyên nhân gây nên thiệt hại lớn và đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của ngành nuôi trồng thuỷ sản. Chính vì vậy việc nghiên cứu, phát triển các phương pháp phòng trị bệnh sử dụng thảo dược và sản xuất vacxin cho cá nước ngọt nói chung và cá rô phi nói riêng  rất cần thiết nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nghề nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, ở Việt Nam việc nghiên cứu vacxin dành cho cá chỉ mới được thực hiện ở một số đề tài, điển hình là đề tài nghiên cứu vacxin phòng bệnh gan thận mủ ở cá tra.

Nội dung nghiên cứu

– Xác định loài vi khuẩn gây bệnh trên cá rô phi vằn
– Xác định liều LD50 của vi khuẩn Aeromonas sp. trên cá rô phi vằn.
– Xác định tỉ lệ bảo hộ của vacxin bất hoạt.

Kết quả chính của nghiên cứu

– Chúng tôi xác định được 2 loài vi khuẩn Aeromonas hydrophilaAeromonas caviae, gây bệnh xuất huyết trên cá rô phi.

– Ở các nồng độ khác nhau tỉ lệ chết của cá thí nghiệm có sự khác nhau rõ rệt, tỉ lệ chết tỉ lệ thuận với nồng độ vi khuẩn tiêm.

– Nồng độ gây chết 50% cá thí nghiệm của vi khuẩn A. hydrophila là 10^5,3 tế bào/ml và vi khuẩn A. caviae là 10^5,5 tế bào/ml.

– Vacxin có nồng độ vi khuẩn bất hoạt 10^5 tế bào/ml có khả năng hình thành bảo hộ cho cá. Vacxin có nồng độ bất hoạt càng cao thì tỉ lệ bảo hộ càng cao. Tỉ lệ bảo hộ của vacxin đối với A. caviae (83,3%) cao hơn A. hydrophila (66,7%)

Research on Toxin of Aeromonas sp. in Tilapia (Oreochromis niloticus Linnaeus, 1758) and Effect of Inactivion Vaccines in Disease Prevention and Treament

Through culture process, isolation and biochemical test, we have identified the pathogenic agent blooding of Tilapia niloticus are two species of bacteria Aeromonas hydrophila and Aeromonas caviae. Results determine LD50 doses can cause death 50% of the experimental fish of bacteria A. hydrophila is 10^5,3 cell/ml and lethal concentration 50% of experimental fish of bacteria A. caviae is 10^5,5 cell/ml. Thus, the pathogenicity of A. caviae is higher than A. hydrophila. Vaccines have inactivation a bacterial concentration of 10^5 cells/ml is capable for forming the protection for fish. Protection rate of the vaccine for A. caviae (83,3%) is higher than A. hydrophila (66,7%). Therefore, the current trend of the world in general and Vietnam in particular replace the use of antibiotics by vaccines for disease prevention and treatment for pets to ensure product quality and environment.

Source: Phạm Thị Hải Yến, Đỗ Minh Nhật, Huỳnh Văn Vì, Trần Quang Khánh Vân. Nghiên cứu độc lực của vi khuẩn Aeromonas sp. trên cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus Linnaeus, 1758) và tác dụng của vacxin bất hoạt trong phòng trị bệnh. Khoa Thuỷ sản, Trường Đại học Nông Lâm Huế, 102 Phùng Hưng, Huế. Email: phamhaiyen9408@gmail.com

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments