Nghiên cứu đầu tiên của Việt Nam về vi sinh vật trên san hô

-

Luận án tiến sĩ của NCS Phạm Thế Thư (Trường đại học khoa học tự nhiên): “Nghiên cứu vi khuẩn trong chất nhầy san hô ở hai quần đảo Cát Bà và Long Châu, Việt Nam”, là công trình nghiên cứu đầu tiên của Việt Nam liên quan tới vi sinh vật trên san hô, đưa ra được các bằng chứng và cơ sở để chứng minh được nhiều vấn đề quan trọng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác nhau về đặc điểm quần xã vi khuẩn trong lớp chất nhầy san hô so với trong môi trường nước, giữa các loài và giữa các chi san hô; có sự tồn tại mối tương quan giữa virus với sự phong phú và đa dạng (di truyền và chức năng) của vi khuẩn trong lớp chất nhầy san hô. Các đặc điểm hóa học của các lớp này cùng với hệ vi sinh vật trong đó (vi khuẩn, virus) đã tạo nên khả năng thích ứng nhất định trước sự thay đổi của điều kiện môi trường nước. Điều kiện môi trường có vai trò thúc đẩy hoạt động của virus cộng sinh trong vi khuẩn trên san hô, làm tăng cường sự ổn định hoặc suy giảm sức khỏe của nó.

Những kết quả của luận án là cơ sở khoa học tăng thêm hiểu biết về hệ vi sinh vật trên san hô và vai trò của chúng, đặc biệt có ý nghĩa cho các nghiên cứu liên quan tới bệnh trên san hô nhằm hướng tới bảo vệ, phục hồi và phát triển bền vững các hệ sinh thái san hô đang bị suy giảm trên khắp các vùng biển.

Source: N. Hoa, VietFish

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments