Ngành nuôi tôm tìm kiếm sự đồng thuận về phương hướng chiến đấu với bệnh xuyên lục địa

-

Chính phủ các nước, các nhà khoa học và nhà sản xuất đã bày tỏ yêu cầu cần một sự đồng thuận về các biện pháp để chống lại một loại bệnh nguy hiểm vẫn đang tiếp tục đe dọa nghiêm trọng đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Sự bùng phát của bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), thường được gọi là “hội chứng tôm chết sớm” (EMS) đã gây bất ngờ cho toàn bộ ngành nuôi tôm công nghiệp, các nhà khoa học và chính phủ các nước vào đầu năm 2009 và tiếp tục gây bệnh dịch cho ngành tôm.

Đây được xem là bệnh không do virút nghiêm trọng nhất cho tôm nuôi. Một số nước châu Á và Mỹ Latinh đang bị ảnh hưởng bởi AHPND và có nghi ngờ cho rằng bệnh đang hiện hữu, nhưng phần lớn các nước khác ở cả hai khu vực không có báo cáo về bệnh này.

Được triệu tập bởi Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), các đại biểu đến từ 16 quốc gia thành viên, cùng với các chuyên gia và các nhà sản xuất trong ngành nuôi tôm đã tập họp tại một hội thảo quốc tế đặc biệt ở thủ đô Bangkok Thái Lan để thảo luận về sự tiến triển của bệnh và xem xét một phương hướng để chống lại bệnh.

AHPND có đặc điểm là tỷ lệ chết hàng loạt tại các trang trại nuôi tôm trong thời gian 35 ngày nuôi đầu tiên, tôm bị ảnh hưởng cho thấy bong tróc số lượng lớn các tế bào biểu mô gan tụy sau khi chết. Bệnh mới nổi này không giống như hầu hết các bệnh khác tác động đến tôm nuôi, tác nhân gây bệnh có thể hiện hữu ở cả trong tôm nuôi, trong nước, trầm tích/bùn đáy và các sinh vật có liên quan ở các ao đang nuôi tôm.

Xu hướng hiện nay về các bệnh liên quan đến tôm ngày càng tăng, do hoạt động vận chuyển tôm sống đôi khi trái phép và bất cẩn giữa các châu lục tạo điều kiện lây lan các mầm bệnh tôm nghiêm trọng trên toàn cầu.

“Duy trì ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản toàn cầu khỏe mạnh là hết sức cần thiết. Chính vì thế, sức khỏe của nuôi trồng thủy sản là trách nhiệm chung của tất cả chúng ta nhằm đạt được điều đó,” Vili A. Fuavao, Phó Trưởng Đại diện FAO tại khu vực Châu Á và Thái Bình Dương đã cho biết ngay lúc bắt đầu hội thảo.

Fuavao tiếp tục chỉ ra rằng mối đe dọa đến sức khỏe cho bất kỳ một quốc gia nào có thể nhanh chóng trở thành mối đe dọa cho tất cả các nước đang nuôi các loài thủy sản tương tự như động vật giáp xác, cá hoặc động vật có vỏ.

Nuôi trồng thủy sản rất quan trọng trong việc đáp ứng các nhu cầu dinh dưỡng và an ninh thực phẩm. Việc nuôi động vật giáp xác, bao gồm các loài tôm khác nhau, có một vai trò quan trọng trong việc đạt được an ninh lương thực toàn cầu. Tôm là một nguồn protein thực phẩm thủy sản quan trọng, sản xuất và giao dịch thương mại về tôm vô cùng quan trọng đối với các nước đang phát triển, đưa kinh tế phát triển và nâng cao vị thế quốc gia về mặt đóng góp vào GDP, tiêu thụ, việc làm, giá trị đánh bắt và xuất khẩu, đặc biệt đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương là nơi cung cấp 90% các sản phẩm nuôi trồng thủy sản của thế giới.

Thế giới đã nhìn thấy ​​một xu hướng ngày càng tăng về những thay đổi trong chế độ ăn uống, đặc biệt là ở các nước thu nhập trung bình, hướng tới thực phẩm có protein cao hơn bao gồm cả hải sản. ​​Nhu cầu về động vật có vỏ dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới.

Source: BioAqua.vn, Theo: http://www.fao.org/asiapacific/news/detail-events/en/c/421150/

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments