Nếu không muốn mắc Alzheimer, bạn nên từ bỏ thói quen ngoáy mũi hay nhổ lông mũi!

-

Các nhà khoa học tại đại học Griffith, Queensland, Úc đã vừa chứng minh rằng một loại vi khuẩn có thể len lỏi trong dây thần kinh khứu giác trong mũi để xâm nhập vào não chuột, từ đó làm phát sinh các dấu hiệu của bệnh Alzheimer. Nhóm nguyên cứu cũng khuyên chúng ta nên từ bỏ các thói quen làm tổn thương mũi như ngoáy mũi, nhổ lông mũi để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập từ mũi lên não.

Vi khuẩn này có tên Chlamydia pneumoniae – một loại vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng đường hô hấp chẳng hạn như viêm phổi và nó đã khai thác dây thần kinh nối giữa khoang mũi và não như một con đường để xâm nhập và tấn công hệ thần kinh trung ương. Phản ứng lại trước vi khuẩn này, các tế bào não bắt đầu tích tụ protein amyloid beta – thứ được xem là một dấu hiệu nhận biết của bệnh Alzheimer.

Giáo sư James St John, người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu tế bào gốc và sinh học thần kinh Clem Jones, đồng tác giả nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi là đơn vị đầu tiên chứng minh được Chlamydia pneumoniae có thể xâm nhập từ mũi lên não, nơi nó có thể gây ra các bệnh lý giống như Alzheimer. Chúng tôi đã thấy điều này xảy ra trên chuột và tiềm năng sẽ tương tự trên người.”

Dây thần kinh khứu giác trong mũi tiếp xúc trực tiếp với không khí và cung cấp một đường dẫn ngắn lên não, vượt qua hàng rào máu não (lớp tế bào bao phủ các mạch máu trong não và điều chỉnh sự xâm nhập của các phân tử từ máu vào não). Đây cũng là tuyến đường mà virus, vi khuẩn có thể xâm nhập lên não khi chúng ta hít thở.

Hiện tại nhóm nghiên cứu tại trung tâm Clem Jones đang chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo của nghiên cứu nhằm chứng minh tuyến đường xâm nhập tương tự tồn tại trên người. “Chúng tôi cần phải nghiên cứu trên người và xác nhận tuyến đường nối giữa mũi và não này có vận hành tương tự hay không. Đây là một nghiên cứu đã được đề xuất từ lâu nhưng vẫn chưa được hoàn thiện. Những gì chúng tôi biết là các vi khuẩn Chlamydia pneumoniae cũng hiện diện trên người nhưng vẫn chưa xác định được chúng xâm nhập bằng cách nào,” giáo sư James St John cho biết.

Ông cũng gợi ý rằng mọi người có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc Alzheimer bằng cách từ bỏ các thói quen nhưi: “Ngoáy mũi hay nhổ lông mũi không phải là ý tưởng hay. Chúng ta hiển nhiên không muốn làm tổn lại đến phần bên trong mũi nhưng hành vi ngoáy hay nhổ lông mũi lại khiến mũi bị tổn thương.” … “Nếu bạn làm tổn thương lớp niêm mạc mũi thì bạn sẽ làm tăng số lượng vi khuẩn có thể chui vào não,” Jones nói.

Giáo sư Jones cho biết các bài kiểm tra khứu giác cũng có thể giúp phát hiện bệnh Alzheimer và chứng sa sút trí tuệ vì mất khứu giác là dấu hiệu ban đầu của Alzheimer. Ông cho rằng những người 60 tuổi nên kiểm tra khứu giác để phát hiện sớm bệnh. Theo Jones: “Một khi con người đã trên 65 tuổi thì các yếu tố nguy cơ đều tăng nhưng chúng tôi cũng đang xem xét các nguyên nhân khác, không chỉ là vì tuổi tác mà còn là tiếp xúc với môi trường. Và chúng tôi cho rằng vi khuẩn và virus rất quan trọng.”

Source: Tinh Tế

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments