Một số thông tin về EMS/AHPND từ tiến sỹ George Chamberlain, Chủ tịch Liên minh Nuôi trồng thủy sản Thế giới (GAA)

-

Tại Hội nghị GOAL 2013 tổ chức tại Pháp đã xác định dịch bệnh là thách thức chính cản trở sự phát triển của ngành công nghiệp nuôi tôm. Tại buổi làm việc, TS. George Chamberlain, Chủ tịch GAA đã điều chỉnh một số quan điểm về EMS/AHPND.

Robins McIntoh, Phó chủ tịch cấp cao của CP Foods ở Thái Lan đã gọi EMS/AHPND là “kẻ giết người hoàn hảo” vì mầm bệnh này phát triển rất nhanh. Vi khuẩn này có khả năng phân hủy phân tử tín hiệu Quorum Sensing tạo ra độc tố giết chết vật chủ. Ông cho biết, để phục hồi ngành công nghiệp nuôi tôm tại Thái Lan phải mất 2-3 năm và cần nhiều biện pháp phức tạp để kiểm soát dịch bệnh.

Trong một số cuộc thảo luận không chính thức tại Hội nghị, một số thông tin hữu ích khác về EMS/AHPND được thảo luận. Ví dụ như, mầm bệnh này không phát triển trong nước ngọt tới độ mặn khoảng 3 phần ngàn (ppt), nhưng mầm bệnh gia tăng nhanh khi độ mặn tăng lên khoảng 4-11 ppt hoặc độ mặn cao hơn thì sự phát triển của mầm bệnh này không bị ảnh hưởng bởi độ mặn.

Không giống như bệnh do virus, EMS/AHPND là do vi khuẩn gây nên, nó có thể phát triển ở các vùng nước ven biển và trong ao nuôi tôm mà không cần đến vật chủ. Điều này là một trở ngại lớn trong việc xử lý nước bằng các biện pháp thông thường. Xử lý chlorine sau đó bổ sung mật đường hoặc các dưỡng chất khác không có hiệu quả trong việc kiểm soát EMS/AHPND, nguyên nhân là rất có thể chlorine đã diệt cả các vi khuẩn cạnh tranh với mầm bệnh EMS và khi bổ sung dinh dưỡng vào nó lại kích thích sự tăng trưởng của V. parahaemolyticus. Ngoài ra, nước giếng khoang đã mang lại sự cải thiện về tỷ lệ sống của tôm so với sử dụng nguồn nước mặt. Những thông tin này cho thấy vai trò của việc lọc và sử dụng chế phẩm sinh học trong việc cạnh tranh và loại bỏ mầm bệnh EMS/AHPND.

Mặc dù các thí nghiệm gây cảm nhiễm trong phòng thí nghiệm cho thấy cả tôm thẻ chân trắng và tôm sú đều bị chết do EMS/AHPND, nhưng kết quả trong ao nuôi cho thấy tôm sú thường không bị chết do EMS/AHPND. Điều này rất có thể do tập tính ăn của tôm sú khác với tôm thẻ chân trắng, làm cho tôm sú ít có cơ hội tiếp xúc với mầm bệnh vi khuẩn hơn so với tôm thẻ. Những nghiên cứu nuôi ghép cá rô phi với tôm có thể giảm tỷ lệ tôm chết do EMS. Điều này được giải thích là do sự phát triển của tảo lục Chlorella trong ao nuôi cá rô phi, nó có  thể làm ức chế khả năng phân hủy phân tử tín hiệu Quorum Sensing tạo ra độc tố của vi khuẩn V. parahaemolyticus.

Triệu Tuấn, trieutuan.blog
Source: The Global Aquaculture Advocate (The Global Magazine for Farmed Seafood).  Editor, Darryl Jory (dejry2525@aol.com).  GOAL 2013 Review: Challenge Health Management/Program Focuses on “Perfect Killer” EMS.  George Chamberlain.  Volume 16, Issue 6, Page 14, November/December 2013.

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments