Một số đặc điểm sinh học của ốc Bithynia spp. và đặc điểm bệnh lý bệnh sán lá gan nhỏ do Clonorchis sinensis gây ra

-

Bệnh sán lá gan nhỏ do Clonorchis sinensis là bệnh chung giữa động vật và người. Bệnh đã xẩy ra tại nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là các nước nhiệt đới nóng ẩm.

Tại Việt Nam tình hình mắc bệnh sán lá gan nhỏ ở người ngày càng gia tăng. Đến nay, 24 tỉnh với hàng nghìn bệnh nhân bị bệnh sán lá gan phải nhập viện gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người (Nguyễn Văn Đề và Phạm Văn Khuê, 2009).

Sán lá gan nhỏ ký sinh ở ống mật của chó, mèo và người. Trong chu kỳ sống, chúng phải qua vật chủ trung thứ nhất là ốc nước ngọt và qua vật chủ trung gian thứ hai (vật chủ bổ sung) là cá nước ngọt. Khi chó, mèo và người ăn phải nang ấu (Metacercaria) sẽ mắc bệnh.

image

Hình 1: Tăng sinh tế bào viêm ở thành ống mật (H.E.400); Hình 2: Viêm tắc ống dẫn mật, tăng sinh ống mật nhỏ (H.E. 400); Hình 3. Sung huyết tĩnh mạch gan (H.E.150)

Các nghiên cứu trước đây các tác giả đã xác định ốc Bithynia ssp. là vật chủ trung gian thứ nhất của C. sinensis nhưng chưa có nghiên cứu nào đề cập đến tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá gan nhỏ Cercaria ở ốc và đặc điểm sinh học của ốc Bithynia, cũng chưa có tài liệu nào công bố về biến đổi bệnh lý trên chó, mèo khi mắc bệnh sán lá gan nhỏ. Do đó, mục đích của nghiên cứu nhằm tìm hiểu một số đặc điểm sinh học của ốc Bithynia ssp. ký chủ trung gian thứ nhất, sự phân bố của Cercaria ở một số loài ốc nước ngọt, tỷ lệ nhiễm Cercaria của sán lá gan nhỏ ở ốc Bithynia ssp. và những biến đổi bệnh lý vi thể trên động vật góp phần đề ra các giải pháp nhằm phòng chống bệnh sán lá gan nhỏ bảo vệ sức khỏe cho con người.

image

Hình 4: Tế bào gan thoái hóa mỡ (H.E.400); Hình 5: Thâm nhiêm bạch cầu ái toan ở gan (H.E.400); Hình 6: Tế bào gan thoái hóa không bào (H.E. 150)

Nghiên cứu này được tiến hành để tìm hiểu đặc điểm sinh học của ốc Bithynia, vật chủ trung gian thứ nhất của sán lá gan nhỏ và những biến đổi bệnh lý của mèo mắc bệnh sán lá gan nhỏ.

Nghiên cứu tiến hành thu lượm ốc ngoài tự nhiên tại 3 tỉnh là Nam Đinh, Hải Dương, Hà Nội và thực hiện trong phòng thí nghiệm. Các kết quả đã khẳng định ốc Bithynia sống chủ yếu ở thủy vực yên tĩnh (58,27%), với tỷ lệ nhiễm Cercaria của sán lá gan nhỏ từ 0,32 – 4,78%. Vào mùa hè ốc nổi trên mặt nước (100%), mùa đông ốc chủ yếu chìm xuống tầng bùn (93,34%). Tỉ lệ đẻ của ốc đạt 100%, khoảng cách giữa 2 lứa đẻ là 9 – 12 ngày trong cả mùa hè và mùa thu. Các triệu chứng bệnh tích vi thể của gan và ống mật của mèo nhiễm bệnh sán lá gan nhỏ tự nhiên: Thành ống mật xơ dầy, một số ống mật bị tắc nên có sự tăng sinh ống mật nhỏ ; xung quanh có các tế bào viêm bao gồm tế bào ái toan, tương bào, tế bào lympho và các đại thực bào. Gan sung huyết, vi quản xuyên tâm dãn rộng chứa nhiều hồng cầu; ở một số vùng tĩnh mạch giữa tiểu thùy và tĩnh mạch gian thùy dãn rộng chứa đầy hồng cầu, tế bào gan bị thoái hóa mỡ và thoái hóa không bào.

Study on Some Biological and Pathological Features of Clonorchis sinensis Infection

Study was conducted by gathering natural ocurring snails, Bithynia spp., in Ha Noi, Hai Duong and Nam Dinh provinces. It was determined that Bithynia snail is the intermediate host of Clonorchis sinensis. Bithynia mainly occurs in calm water with the rate of 58.27%; The prevalence of Cercaria infection Clonorchis sinensis varied from 0.32 to 4.78%. Laboratory study showed that 100% snails float on the water surface in summer, 93.34% snails settle to mud; 100% snail lay eggs in summer and fall with hatching interval between 9 to 12 days. The study on micro-lesions of liver and bile ducts of cat infected by natural Clonorchis sinensis has shown that bile duct wall was thickened and fibrized, some ducts were obstructed with the hyperplasia. Inflamative cells of eosinophil, plasmocyte, lymphocyte and macrophage appeared around. Other symptoms include hepatic congestion, radial capillary expansion with infiltration of erythrocyte; central vein area of small lobe and interlobular vein expanded widely with infiltration of erythrocytes. Hepatocytes were found with fatty degeneration and vacuolar degeneration.

Nguồn tin: Trần Văn Quyên, Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Thị Hoàng Yến, Nguyễn Thị Hồng Chiên, Nguyễn Văn Phương, Hoàng Minh Đức. Tạp chí Khoa học và Phát triển 2012 Tập 10, số 3: 444-450.

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments