Lần đầu tiên trong lịch sử, con người đã có thể “chạm” được vào Mặt Trời

-

Tàu thăm dò Mặt Trời Parker Solar Probe đã hiện thực hoá được ước mơ kéo dài 63 năm của các nhà khoa học thiên văn khi nó vừa tiếp xúc được vào tầng thượng khí quyển của ngôi sao này cách đây ít hôm. Ranh giới giữa tầng thượng khí quyển và phần không gian vũ trụ còn được gọi với cái tên là vành nhật hoa, chúng cách bề mặt Mặt Trời 13 triệu km và chưa từng có vật thể thiên văn nhân tạo nào có thể tiếp xúc với Mặt Trời gần đến thế.

“Một trong những mục tiêu lớn nhất của Parker Solar Probe chính là bay qua vành nhật hoa và chúng ta hiện tại đã thành công làm điều đó. Đây như là giấc mơ trở thành hiện thực” – Nhà khoa học phụ trách dự án Parker, ông Nour Raouafi phát biểu.

Nói là giấc mơ kéo dài 63 năm thực tế không có gì sai khi NASA lần đầu tiên muốn thực hiện dự án này là vào năm 1958. Tuy nhiên do trở ngại về mặt khoa học và công nghệ nên dự án này đã bị hoãn thêm nhiều thập kỷ sau. Mãi đến năm 2018, người ta mới chính thức phóng Parker Solar Probe để bắt đầu sứ mệnh này. Sau hành trình kéo dài hơn 100 triệu km và tốn hơn 2 năm trời, tàu thăm dò Parker bắt đầu bay theo quỹ đạo trôn ốc để tiếp cận gần tới ngôi sao này hơn.

Sau khi thành công tiếp cận được Mặt Trời, các nhà khoa học sẽ tiến hành thu thập nhiều thông tin quý giá mà trước đây chúng ta không có được chẳng hạn như thông tin từ gió mặt trời, bề mặt tới hạn Alfvén và nhiều thông tin hay ho khác. Đây sẽ là cơ hội giúp các nhà khoa học có thể hiểu hơn về ngôi sao quan trọng nhất đối với chúng ta trong vũ trụ.

Source: TinhTe

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments