Kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng ở Thái Lan

-

Trong các chuyến thăm của mình đến các khu nuôi tôm ở Peru, Colombia, Guatemala, Tiến sĩ Chalor Limsuwan đã đưa ra nhiều khuyến cáo dựa trên kinh nghiệm của ông trong việc nuôi tôm thẻ chân trắng, Litopenaeus vannamei tại Thái Lan.

Giới thiệu

Trong các chuyến thăm của mình đến các khu nuôi tôm ở Peru, Colombia, Guatemala, Tiến sĩ Chalor Limsuwan đã đưa ra nhiều khuyến cáo dựa trên kinh nghiệm của ông trong việc nuôi tôm thẻ chân trắng, Litopenaeus vannamei tại Thái Lan.

Mật độ nuôi tôm ở Thái Lan hiện nay là 90-120 con/m², với tỷ lệ sụt khí khoảng 18-36 HP/ha. Thái Lan xuất khẩu khoảng 85% sản lượng tôm được sản xuất. Do tình trạng bất ổn của nền kinh tế thế giới hiện nay, Thái Lan sẽ giảm sản lượng tôm khoảng 20%, từ 500.000 tấn xuống còn 400.000 tấn trên 70.000 hecta, với 2-3 vụ nuôi mỗi năm. Thái Lan đã thực hiện một chiến lược sản xuất dựa trên thu hoạch một phần sản lượng cho cả hai kích cỡ tôm 12 g và 18 g, và cuối cùng thu hoạch hết khi tôm đạt 24 g. Chính phủ Thái Lan đã lập bản đồ các vùng sản xuất để việc thu hoạch được tổ chức trên cơ sở riêng cho mỗi khu vực, đáp ứng tốt nhất tính thời vụ và kích cỡ tôm mong muốn cho thị trường Mỹ. Dựa trên chiến lược này, các nhà sản xuất đã thực hiện công tác quản lý kích cỡ tôm rất tốt, kết quả là lợi nhuận tăng lên.

Cải tạo bề mặt đáy ao có hàm lượng chất hữu cơ cao

Trong các khu vực tích tụ chất hữu cơ (chỉ ở các kênh và các góc) natri nitrat (NaNO3) được áp dụng theo tỷ lệ là 7,5 kg/ha. Sau mỗi chu kỳ sản xuất thông thường, áp dụng với tỷ lệ 2,5 kg natri nitrat/ha và 60 kg canxi hydroxit trên 1 ha được khuyến cáo.

Trên các đáy ao giàu cất hữu cơ và đáy cát, nên nén chặt đất bằng cách sử dụng một ống nhựa PVC dài 8-inch đổ đầy cát bên trong sau khi cài xới đất. Cải tạo đáy ao nên được thực hiện khi đất chứa một độ ẩm (đất còn ướt) nhất định để khuyến khích các vi khuẩn hoạt động.

Chất lượng tôm giống

Chất lượng tôm giống (post-larva – PL) tốt là ưu tiên hàng đầu ở Thái Lan. Tôm giống phải đạt trọng lượng 10g khi nuôi trong 60 ngày, 17g trong 90 ngày, hoặc 25g trong vòng 120 ngày, tất cả với mật độ thả 90-120 PL/m2, tỷ lệ sống đạt 80%, ở nhiệt độ 28-31°C (từ tháng 2 đến tháng 10).

Kiểm tra hoạt động bơi lội ngược dòng của tôm giống là một bài kiểm tra chất lượng tôm giống rất tốt. Quan sát trong các bồn chứa kiểm tra tôm giống bằng cách tạo dòng nước xoáy tròn, những con tôm tập trung ở giữa được coi là tôm giống kém chất lượng.

Độ mặn cũng ảnh hưởng lớn tới giai đoạn thả giống. Đối với độ mặn từ 25 đến 35 ‰ (phần nghìn, ppt), PL10 đáp ứng tốt. Đối với các mức độ mặn khác, thả tôm PL12 được khuyến cáo, đặc biệt là đối với các vùng độ mặn thấp. Giai đoạn tôm giống được xác định dựa trên số lượng gai trên chủy (Hình 1).

Các trại giống ở Thái Lan thường cho tôm PL tiếp xúc với ánh sáng ở nhiệt độ 32°C trong 7 ngày, để chúng có thể kháng virus đốm trắng (white spot syndrome virus – WSSV) trong quá trình nuôi.

image

Hình 1. Xác định giai đoạn PL dựa trên số gai trên chủy. PL9 có 3 gai. PL10 có một gai thứ 4 đang được hình thành. PL12 được xác định bởi gai thứ 4 phát triển hoàn thiện.

Thả giống

Chênh lệch độ pH, nhiệt độ và độ mặn giữa quá trình vận chuyển từ trại tôm giống tới trại nuôi thịt nên dao động khoảng 0.5 điểm. Độ pH trong quá trình vận chuyển được điều chỉnh bằng cách sử dụng canxi cacbonat (CaCO3). Đối với nuôi tôm trong nước ngọt, các trại giống cung cấp tôm giống đã được thuần hóa với độ mặn 5 ‰. Điều này giải thích tại sao chỉ phải thuần nhiệt độ tôm trước khi thả giống trong các ao nuôi thịt, và quá trình này chỉ mất không quá một giờ. Thời gian thả giống tốt nhất là 6-7h sáng hoặc 6-7h tối, khi nhiệt độ tương đối dễ chịu sẽ giảm tối thiểu stress cho tôm giống.

Một lỗi thường gặp của các nhà nuôi tôm là không ước lượng chính xác trong số lượng tôm giống thả. Tất cả tôm giống cung cấp từ trại giống phải được tính toán chính xác số lượng tôm giống được thả. Yếu tố này có ý nghĩa quan trọng để ước lượng sinh khối tôm trong ao và số lượng thức ăn cung cấp trong suốt quá trình nuôi. Khi đến ao nuôi, tổng số tôm giống bao gồm cả bọc chứa tôm phải được đếm cẩn thận.

Chất lượng nước

Các giá trị về chất lượng nước thích hợp cho nuôi tôm như sau:

– Oxy: 5,0 ppm O2 trong thời gian ban ngày, và 6,0 ppm vào buổi chiều
– Độ pH: 7,5 vào buổi sáng; 8,5 vào buổi chiều
– Độ kiềm: 80 – 180 ppm CaCO3
– NH3: tối đa 0,1 mg / L
– Nitrite: tối đa 0,01 mg/L
– Tôm phát triển tốt nhất ở 28-31°C, với độ mặn 18 -25 ‰

Biến động các yếu tố môi trường có thể do mất cân bằng tỷ lệ Mg:Ca.Tỷ lệ Mg và Ca là 3,4:1,0 được khuyến cáo cho ao nuôi có độ mặn ở mức từ trung bình đến cao, và tỷ lệ 5,0:1,0 cho ao nuôi có độ mặn thấp. Với mục đích này, vôi dolomit hoặc clorua magiê (MgCl2) được dùng như là nguồn bổ sung Mg.

Cho ăn

Một chương trình cho ăn tốt phải đạt được những điều sau:

– Chi phí sản xuất thấp
– FCR giảm
– Chất lượng nước tốt
– Cải thiện được đáy ao
– Tôm tăng trưởng tốt

Chương trình cho ăn trong suốt tháng đầu tiên:

Tại Thái Lan, chương trình cho ăn trong tháng đầu tiên dựa trên số lượng thức ăn cần thiết cho 1 triệu ấu trùng. Trong ngày đầu tiên, cho ăn 2,5 kg thức ăn. Sau đó, cho ăn như sau:

– Ngày 2 – 7: 100g/ngày (Lượng thức ăn vào ngày thứ 7: 3,1 kg)
– Ngày 8 – 14: 200g/ngày
– Ngày 15 – 30: 300g/ngày (Lượng thức ăn vào ngày thứ 30: 9,3 kg)

Tổng lượng thức ăn cộng dồn lại trong 30 ngày nuôi đầu tiên: 159,7 kg.

Sau tháng đầu tiên, sàng ăn được được sử dụng theo bảng sau, dựa trên % sinh khối:

image

Quản lý các sàng ăn

Cách tốt nhất để cho tôm ăn là sử dụng các sàng ăn, dựa trên bảng cho ăn. Tuy nhiên, không nên sử dụng sàng ăn như một phương pháp tham khảo duy nhất. Các chỉ số dựa trên sàng ăn có thể bị sai lệch bởi tôm di chuyển xung quanh các khu vực khác nhau của ao. Các sai sót có thể xảy ra do thức ăn bị rơi khỏi sàng ăn do sụt khí, dòng chảy, hoặc các sàng ăn có trọng lượng quá nặng cũng có thể dẫn thất thoát thức ăn. Khi sàng ăn nằm cùng một hướng với dòng chảy, nên sử dụng một vách ngăn bảo vệ để hạn chế ảnh hưởng của dòng chảy lên thức ăn trong sàng ăn (Hình 2).

image

Hình 2. Vách ngăn xung quanh sàng ăn được sử dụng trong trường hợp dòng nước có khả năng đẩy thức ăn ra khỏi sàng ăn.

Kiểm tra lượng thức ăn trong ao nuôi

Số lượng thức ăn trong mỗi sàng ăn và thời gian kiểm tra dựa trên trọng lượng tôm được thể hiện trong bảng sau:

image

Hàm lượng protein trong thức ăn (%)

Trong nuôi thâm canh ở Thái Lan, hàm lượng protein trong thức ăn (%) phụ thuộc vào các giai đoạn nuôi như sau:

image

Hàm lượng protein tính theo phần trăm là một chỉ số tham khảo để quản lý tốt, bao gồm sản sinh thức ăn tự nhiên, sự cân bằng năng suất sinh học sơ cấp/thứ cấp, bao gồm cả floc. Năng suất sinh học tốt có được khi tảo khuê chiếm ưu thế trong sinh vật phù du, và độ trong của nước ao nằm trong khoảng 30-40 cm.

Tỷ lệ và thời gian cho ăn

Cho tôm ăn 4 lần (4X) trên ngày là hiệu quả nhất. Thời gian cho ăn được đề xuất như sau:

image

Không nên cho tôm ăn vào lúc 6h sáng bởi vì hàm lượng oxy hòa tan thường rất thấp. Trong trường hợp hàm lượng oxy lúc 7:30 sáng vẫn còn quá thấp, thì nên cho ăn muộn hơn cho đến khi nồng độ oxy tăng lên. Việc cung cấp tối đa chỉ 30% nhu cầu thức ăn của tôm vào buổi tối là nhằm thúc đẩy tôm tiêu thụ thức ăn tự nhiên.

Trong trường hợp mưa lớn, nên ngừng cho tôm ăn do biến động nhiệt độ, độ mặn đột ngột. Ngoài ra, trong trường hợp tảo tàn cũng nên tránh cho tôm ăn do hàm lượng nitrite/ammonia có thể tăng cao. Cuối cùng, nên giảm bớt tỷ lệ cho ăn trong quá trình lột xác của tôm. Clorua canxi (CaCl2) đôi khi được sử dụng nhằm giúp quá trình lột xác diễn ra bình thường.

Kiểm tra ruột và phân tôm

Đánh giá màu sắc ruột tôm là một công cụ hiệu quả trong việc quản lý thức ăn. Ruột màu đen có nghĩa là tôm chỉ ăn thức ăn từ tự nhiên, trong khi ruột màu nâu chứng tỏ tôm ăn đủ thức ăn đã bổ sung. Một giờ sau khi ăn, ít nhất một nửa số tôm phải có ruột đầy thức ăn (màu nâu của thức ăn chế biến). Ngược lại, nếu tất cả ruột tôm có màu đen, lượng thức ăn phải được tăng lên. Mặt khác, nếu một giờ sau khi ăn ruột tôm có màu đen, có nghĩa là tất cả thức ăn trước đó đã được tiêu hóa hoàn toàn, do đó tránh cho ăn quá mức.

Cho ăn quá mức

Cho ăn quá mức dẫn đến dư thừa chất dinh dưỡng trong nước khiến tảo nở hoa. Tảo sẽ chết sau đó khi mức oxy hoặc hàm lượng dinh dưỡng giảm. Khi điều này xảy ra trong quá trình nuôi, nên cắt bỏ ít nhất một lần cho ăn nhằm khuyến khích tôm ăn thức ăn từ tự nhiên (các sinh vật đáy và mảnh vụn từ tảo chết). Bằng cách này, tốc độ tăng trưởng tôm sẽ không bị ảnh hưởng.

Độ trong của nước khoảng 20 cm do mật độ tảo quá dày dẫn đến hàm lượng oxy thấp và chất lượng nước kém. Ngoài ra, cho ăn quá mức còn dẫn đến:

– Chất lượng nước không ổn định
– Hàm lượng oxy hòa tan và pH thấp vào buổi sáng
– Hàm lượng oxy hòa tan và pH cao vào buổi tối

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc cho ăn

Ở nhiệt độ > 32°C, lượng thức ăn tiêu thụ tăng trong khi hiệu quả sử dụng thức ăn giảm. Thức ăn di chuyển trong hệ thống tiêu hóa của tôm rất nhanh, dẫn đến việc hấp thụ chất dinh dưỡng kém. Tỷ lệ tăng trưởng và chuyển hóa thức ăn tốt nhất khi nồng độ oxy lớn hơn 4 mg/L.

Thay nước, sụt khí

Không thay nước trong 60 ngày đầu tiên. Trước khi lấy nước vào ao nuôi, nước phải được xử lý trong ao lắng. Sau đó, thay nước tối đa 10% mỗi tuần.

Việc sụt khí bắt đầu ngay cả trước khi thả giống. Trong thời gian ban ngày, không nên tắt tất cả các thiết bị sụt khí. Duy trì dòng chảy của nước ao nuôi để thúc đẩy tôm di chuyển được khuyến cáo.

Ở Thái Lan, tỷ lệ giữa công suất sụt khí và sinh khối tôm là 1 HP : 400 kg tôm. Nên sử dụng các thiết bị sụt khí đảm bảo sụt khí với độ sâu là 1,5 m. Đối với ao sâu hơn, sử dụng công nghệ sụt khí đáy để mang lại hiệu quả cao.

Sử dụng chế phẩm sinh học và quản lý vi khuẩn trong ao nuôi

Nên thuê một nhà vi sinh vật học làm việc trong suốt 2 vụ nuôi, nhằm quản lý quần thể vi khuẩn dị dưỡng có lợi trong ao để duy trì hàm lượng chất hữu cơ thích hợp, thay thế cho các vi khuẩn gây bệnh. Sử dụng chế phẩm sinh học là khác nhau cho mỗi ao nuôi tôm.

Thu hoạch

Thu hoạch tôm vào ban đêm không được khuyến cáo vì pH trong khoảng thời gian này có xu hướng giảm. Thời gian thu hoạch tốt nhất là vào buổi chiều, khi pH nằm trong khoảng 8,0 – 8,5. Ở pH này thì quá trình lột xác của tôm không diễn ra. Khi có các cơn mưa lớn, các nhà nuôi tôm ở Thái Lan cũng bổ sung thêm đá vôi vào ao để tránh tôm lột xác, nhằm bù lại sự giảm thấp pH gây ra bởi những trận mưa.

© Triệu Tuấn, trieutuan.blog
Source: Dr. Chalor Limsuwan, Aquaculture Business Research Center, Faculty of Fisheries, Kasetsart University, Thailand. Summary of presentations in Peru, Colombia, and Guatemala, in February 2009. Prepared by: Nicovita-Alicorp Technical Service.

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments