Kim tự tháp xây dựng thương hiệu cá nhân (Personal Brand Pyramid) là gì?

-

Kim tự tháp xây dựng thương hiệu cá nhân từng được giới thiệu bởi Giáo sư Jackie Kuehl’s trong lớp Advanced Marketing tại DePaul University.

Trong buổi trò chuyện về chủ đề Xây dựng thương hiệu cá nhân, chị Ái Thái — thành viên trong cộng đồng Curieous với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực PR/Marketing chia sẻ về mô hình này.

1. Thương hiệu cá nhân được xây dựng dựa trên nền tảng vững chắc từ các giá trị cốt lõi bên trong của mỗi người

Nếu bạn chưa biết bắt đầu xây dựng thương hiệu cá nhân từ đâu thì đây chính là 5 bước nền tảng nhất.

  • Năng lực (competence): thông qua làm việc và học tập của bản thân để gia tăng yếu tố về năng lực.
  • Cam kết (commitment): những cam kết trong lời nói truyền đạt đến mọi người đi cùng hành động tương ứng sẽ tác động đến việc mọi người ghi nhớ như thế nào về hình ảnh và các giá trị mình đang xây dựng.
  • Nhận thức (consciousness): xây dựng nhận thức của bản thân đối với các vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội đang diễn ra xung quanh, để hỗ trợ việc định vị bản thân trong bối cảnh hiện tại và các xu hướng trong tương lai.
  • Sự tự tin (confidence): sự tự tin dành cho bản thân để vượt qua những thử thách và khó khăn trong công việc và cuộc sống.
  • Sự quan tâm (caring): nghĩ về người khác và những mong muốn của họ, từ đó học cách cho đi.

2. Từ nền tảng này chúng ta phát triển các yếu tố quan trọng ở tầng tiếp theo của Kim tự tháp

  • Hình thức (appearance): sự chỉnh chu, tạo được ấn tượng và mang lại cảm giác tin tưởng ban đầu khi tiếp xúc và làm việc với mọi người.
  • Ngôn ngữ (words): truyền đạt thông tin và giao tiếp hiệu quả, gìn giữ hình ảnh cả nhân thông qua sự cam kết qua ngôn từ chia sẻ đến người khác.
  • Sự tình nguyện (volunteering), sự dấn thân (involvement), và hoạt động xã hội (social activities): gia tăng trải nghiệm bản thân thông qua các hoạt động xã hội đa dạng, tích luỹ kinh nghiệm qua hành trình khám phá các giá trị nội tại của bản thân, từ đó định vị thương hiệu cá nhân hiệu quả hơn.

3. Các yếu tố trên của Kim tự tháp giúp tạo tiền đề phát triển các kỹ năng phức tạp hơn, đòi hỏi khả năng tư duy cao cấp hơn, trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân được đặt tại vị trí chóp đỉnh của Kim tự tháp

  • Kỹ năng nói trước công chúng (public speaking): thông qua việc giao tiếp ở các nhóm nhỏ, trao đổi với khách hàng hay đồng nghiệp.
  • Kỹ năng viết (writing): kỹ năng truyền đạt và định vị bản thân thông qua các nội dung viết.

Từ các yếu tố trên, mỗi cá nhân sẽ duy trì và phát triển các mối quan hệ chất lượng cho công việc, hoạt động kinh doanh và phát triển bản thân hay còn gọi là phát triển quan hệ một cách có chiến lược (strategic relationship development).

4. Và một yếu tố quan trọng khác

“Be the same person privately, publicly and personally” – “Thể hiện bản thân một cách nhất quán giữa không gian riêng tư, công khai và cá nhân”

Source: Group Tâm Sự Con Sen

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments