Khởi động sáng kiến giảm thiểu ngư cụ ma

-

Một bộ hướng dẫn mới nhằm giảm thiểu sự xuất hiện và tác động của ngư cụ đánh bắt bị loại bỏ hoặc đã bị mất (ngư cụ ma – ghost gear) đã được đưa ra vào tuần này tại Hội nghị thượng đỉnh SeaWeb ở Seattle.

Khung mới về Thực hành tốt nhất (BPF) trong quản lý ngư cụ, được phát triển bởi Sáng kiến ​​Giảm thiểu ngư cụ ma toàn cầu (GGGI), là văn bản đầu tiên trên thế giới giới thiệu các giải pháp và cách tiếp cận thực tế để ngăn chặn tình trạng ngư cụ ma trong toàn bộ chuỗi cung cấp thủy sản – từ các nhà sản xuất ngư cụ, nhà quản lý cảng, đến các công ty thủy sản.

Ngư cụ ma là thiết bị đánh cá đã bị loại bỏ, bị mất mà hiện đang gây hại cho các ngư trường và các hệ sinh thái đại dương. Mỗi năm ước tính có khoảng 640.000 tấn ngư cụ như vậy bị mất hoặc bị bỏ ở các đại dương, cửa sông và vịnh trên thế giới. Cho dù cố tình bỏ đi hoặc vô tình bị mất, ngư cụ này vẫn tồn tại hàng trăm năm và gắn liền với động vật hoang dã ở biển, thêm vào chất thải của đại dương và gây thiệt hại tài chính đáng kể cho ngư dân và các cộng đồng biển.

Hơn 40 tổ chức từ ngành thủy sản, các tổ chức phi chính phủ, và các cộng đồng ngư dân đã phản hồi trong suốt quá trình tham vấn kéo dài 10 tuần và giúp hình thành tài liệu cuối cùng. Sáu hội thảo trên web cũng được tổ chức với các nhóm liên quan ở các vùng khác nhau, bao gồm châu Âu và Bắc Mỹ. Một cuộc khảo sát trong giai đoạn tham vấn cho thấy 28% người được hỏi cho rằng ngư cụ ma là một vấn đề mang tính bền vững lớn đối với hoạt động kinh doanh của họ, trong khi 37% nói rằng ngư cụ ma là một vấn đề tương đối hoặc rất có ý nghĩa đối với họ.

image

Lynn Kavanagh, Quản lý Chiến dịch Đại dương và Động vật Hoang dã tại Tổ chức Bảo vệ Động vật Thế giới, người tham gia sáng lập GGGI cho biết: “Những tiến bộ trong việc thiết kế thiết bị đánh cá, các quyết định tìm nguồn cung ứng và các chính sách đánh bắt cá có thể làm giảm đáng kể tác động của ngư cụ ma trên các hệ sinh thái biển, sinh kế và động vật hoang dã. Khung này đề xuất các phương pháp tiếp cận thực tiễn và chi tiết để ngăn ngừa tình trạng ngư cụ ma, mỗi phương pháp tiếp cận đều có một nghiên cứu tình huống kèm theo về những thay đổi đã đạt được trong thực tế như thế nào. Các phương pháp tiếp cận này bao gồm các chương trình tái chế, các sáng kiến ​​loại bỏ ngư cụ đã bị loại bỏ, và các điều chỉnh chính sách quản lý đánh bắt cá và những nội dung khác”.

Ông Jonathan Curto, Điều phối viên Bền vững tại TriMarine, một thành viên của GGGI cho biết: “Khung thực hành tốt nhất đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho ngành thủy sản.  Việc giảm ngư cụ ma là quan trọng đối với tất cả chúng ta, và hướng dẫn thực tế và các nghiên cứu các trường hợp BPF cung cấp sẽ giúp các công ty thực hiện các thay đổi tích cực và các quy trình trong chuỗi cung cấp thủy sản. GGGI mong muốn làm việc với các bên liên quan để thực hiện các biện pháp tốt nhất được khuyến nghị nghị để quản lý bền vững ngư cụ”.

image

Dave Parker, nhà sinh học biển và là người đứng đầu bộ phận trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp CSR tại Young’s Seafood, một thành viên của GGGI cho biết: “Là một trong những công ty thủy sản hàng đầu của Anh, chúng tôi tin rằng một quốc gia yêu thủy sản là một quốc gia hạnh phúc hơn, ngay bây giờ và cho các thế hệ sau. Chúng tôi thừa nhận rằng Khung thực tiễn tốt nhất sẽ không chỉ giúp các nhà cung cấp và các nhà bán lẻ khác tăng hiệu quả mà còn đảm bảo môi trường tốt hơn cho tất cả những người sử dụng thủy sản và động vật hoang dã. Đó là lý do tại sao chúng tôi đã hỗ trợ GGGI, và chúng tôi hy vọng thông báo này sẽ khuyến khích những người khác thực hiện cam kết cho sự thành công liên tục của nó”.

Ông Ally Dingwall, Giám đốc Nuôi trồng thuỷ sản và Nghề cá tại Sainsbury’s, một thành viên khác của GGGI cho biết: “Khách hàng của chúng tôi đã cho chúng tôi thấy rằng họ quan tâm đến tính bền vững của thủy sản, đó là lý do tại sao chúng tôi đang xây dựng các nguyên tắc của Khung thực hành tốt nhất cho các chính sách của chúng tôi. Là một thành viên sáng lập và là người tham gia tích cực của GGGI, chúng tôi hoàn toàn ủng hộ việc ra mắt BPF và thúc giục các bên liên quan khác trong toàn ngành sử dụng bộ công cụ quan trọng này”.

Khung này có thể được tìm thấy trên trang web của GGGI tại đây.

Source: HNN, Tổng cục Thủy sản (Theo thefishsite)

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments