Hội nghị biến đổi khí hậu 2 tuần tới sẽ quyết định vận mệnh của Trái Đất trong tương lai

-

Những ngày qua cả thế giới đang dõi mắt về Paris, thủ đô nước Pháp do tại đây đang diễn ra Hội nghị Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 21 (COP21) với sự tham gia của nguyên thủ quốc gia của nhiều nước trên thế giới và cái mà họ tập trung nói tới chính là Hiệp định khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC). Người ta nói rằng những quyết định sau lần hợp này vào thời điểm 2 tuần tới sẽ quyết định vận mệnh của Trái Đất trong tương lai. Tại sao vậy?

Họ thảo luận chuyện gì?

Để hiểu đầy đủ về tầm quan trọng của kỳ hợp này đối với mỗi người trên Trái Đất, chúng ta hãy cùng nhìn lại lịch sử các cuộc họp trước đây và thống kê lại nội dung của nó.

Những cuộc thảo luận về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc diễn ra từ khoảng 20 năm trước, từ năm 1992 tại hội nghị thượng đỉnh về Trái Đất tại Rio, nơi chính phủ các nước đã thành lập Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu nhằm hạn chế lượng phát thải khí nhà kính, ngăn chặn sự biến đổi khí hậu gây ra bởi con người.

Tuy nhiên, phải 5 năm sau đó thì các nước tham gia mới đồng ý cam kết cắt giảm khí thải tại Kyoto (nghị định thư Kyoto). Theo đó, họ cam kết cắt giảm 5% khí thải so với mức độ vào năm 1990 nhưng Mỹ, Nga là không ký vào nghị định thư này. Phải tới 7 năm sau đó nữa thì Nga mới ký kết vào nghị định thư Kyoto. Mỹ thì vẫn tiếp tục đứng ngoài cuộc đàm phán cho tới khi chuyện thay đổi tại hội nghị tại Copenhagen vào năm 2009, tổng thống Obama bất ngờ xuất hiện. Ngay trước khi một thỏa thuận toàn cầu lần đầu tiên được thông qua, các cuộc đàm phán đã kết thúc tạm thời trong một tuyên bố chung không bắt buộc về cắt giảm khí thải.

image

Năm nay, cuộc họp lại diễn ra và được coi là một cột mốc quan trọng bởi sự có mặt của nhiều nguyên thủ quốc gia, bao gồm cả những nước lớn như tổng thống Mỹ Barack Obama, thủ tướng Anh David Cameron và chủ tịch Trung Quốc. Và mục tiêu của hội nghị lần này là tiến tới thống nhất một thỏa thuận cắt giảm khí thải vào năm 2020. Và quan trọng hơn, cuộc thảo luận lần này kèm theo một ràng buộc pháp lý, bắt các quốc gia phải nghiêm túc tiến hành cắt giảm khí thải tại quốc gia họ.

Họ cố gắng đạt được gì?

Các nhà khoa học đồng ý rằng chúng ta cần giới hạn sự nóng lên toàn cầu không vượt quá mức 2 độ C so với mức độ tiền công nghiệp. Hồi đầu năm nay, nhiệt độ đã vượt qua mốc 1 độ theo thang đo trên, đưa con người tiến gần tới bờ vực hơn nữa. Để ngừng chuyện đó lại, thế giới cần phải cắt giảm phát thải khí nhà kính. Và để làm được chuyện đó, một thỏa thuận cần phải được đặt ra, mỗi quốc gia cần phải ký kết và tuân thủ.

Mỗi quốc gia khác nhau sẽ có một mục tiêu cắt giảm khí thải khác nhau và nhiều nước lớn đã ký kết đồng ý thực hiện cam kết. Điển hình như Liên Minh Châu Âu (EU) cam kết sẽ cắt giảm 40% lượng khí thải vào năm 2030 so với năm 1990 và Mỹ đã đồng ý cắt giảm từ 26 – 28% lượng khí thải vào năm 2025 so với mức năm 2005.

Tuy nhiên, vấn đề không chỉ dừng lại ở đó. Một tỏng số những vấn đề lớn, nổi cộm nhất chính là ai sẽ trả tiền cho những thiệt hại kinh tế khi tuân thủ cắt giảm khí thải. Nhiều nước nghèo chắc chắn sẽ đối mặt với gánh nặng biến đổi khí hậu (ít nhất là thời gian đầu) đang tìm kiếm sự hỗ trợ của các nước lớn hơn. Do đó nếu cam kết thực hiện vấn đề biến đổi khí hậu, các nước nghèo cần phải được đảm bảo sức khỏe kinh tế của họ không bị ảnh hưởng.

Vậy cuộc họp 2 tuần tới sẽ giải quyết vấn đề?

Đây là một nhiệm vụ khó khăn: việc để 196 quốc gia đồng ý ký vào một ràng buộc pháp lý nhằm giới hạn lượng phát thải khí nhà kính là việc làm đầy khó khăn và nhưng thật ra trước đây đã có tiền lệ. Vào những năm 1970, người ta phát hiện rằng việc thải CFC ra khí quyển sẽ làm thủng tầng ozone, khiến nồng độ tia cực tím tăng lên tới mức chết người. Nghị định thư Montreal đã được thành lập như một hiệp ước quốc tế về việc sử dụng CFC và được đồng thuận bởi 196 quốc gia và EU. Do đó, một hiệp ước chung về CO2 sắp tới là có thể hy vọng.

Tuy nhiên, cuộc đàm phán vẫn diễn ra và người ta chưa biết được nó có thành công hay không. Nếu không đi tới một tiếng nói chung, mọi hy vọng lại bị dập tắt. Biến đổi khí hậu là một vấn đề toàn cầu và cần lắm một tiếng nói chung để mỗi quốc gia cùng nhau hành động.

Sự kiện năm nay chứng kiến sự tham gia của nhiều nguyên thủ đến từ các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Đức, Anh,… và người ta tin rằng mọi thứ sẽ tốt hơn. Bằng không, mốc 1 độ chỉ là quá khứ, ngưỡng 2 độ C sẽ không quá xa khi mà nhiệt độ năm 2015 là cao chưa từng có trong lịch sử. Nhanh thôi nếu phát thải khí nhà kính cứ không được kiểm soát, con người rồi sẽ tự đẩy mình tới bờ vực.

Source: TinhTe.Vn, Tham khảo BBC, Theguardian, IF, UNFCCC (1), (2), Carbonbrief, Flickr

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments