Hiệp ước bảo vệ các vùng biển khơi đạt bước tiến mới

-

Liên hiệp quốc đã tiến thêm một bước gần hơn đến một điều ước quốc tế về bảo vệ sinh vật biển tại các vùng biển khơi, với mục đích thiết lập một cơ chế để tạo ra các khu bảo tồn biển ở các khu vực ngoài thẩm quyền quốc gia.

Các vùng biển quốc tế nằm ngoài các vùng đặc quyền kinh tế của các nước bao gồm 60% diện tích đại dương và bao phủ gần một nửa bề mặt trái đất. Các vùng biển này có rất nhiều sinh vật biển, bao gồm nhiều loài bị đe doạ, nhưng ít chịu sự quản lý.

Hiệp định mới sẽ cập nhật Công ước Liên hợp quốc 35 năm qua về Luật biển (UNCLOS) bằng cách bổ sung các điều khoản về bảo tồn biển.

Trong vài thập kỷ qua, một loạt các mối đe dọa do con người gây ra đối với đại dương đã tăng lên. Áp lực khai thác thủy sản gia tăng, tiếng ồn từ các tàu lớn gây ảnh hưởng đến các động vật có vú ở biển, rác thải nhựa và các vụ tràn dầu vào các vùng biển. Thêm vào đó, nhiệt độ biển tăng và độ axit cao hơn do lượng khí thải carbon của con người đe doạ toàn bộ các hệ sinh thái.

Peggy Kalas, điều phối viên của Liên minh vì Biển khơi High Seas Alliance, cho biết: “UNCLOS đã được đàm phán vào thời điểm khi chúng tôi không thể đoán trước được tác động mạnh mẽ của con người đến đại dương hay các vùng biển khơi, và do đó vẫn có một không gian rộng lớn của đại dương trong tình trạng không được bảo vệ. Chúng ta cần hiệp định mới để thu hẹp khoảng cách này”.

Ông Kalas cho biết việc thông qua bản cập nhật hiệp ước là một quá trình dài và phức tạp. Vào tháng 7/2017, một ủy ban chuẩn bị đề nghị tiến tới một Hội nghị liên Chính phủ, là cơ quan có thể thảo luận về văn bản hiệp ước thực tế. Đại hội đồng Liên hợp quốc cần thông qua Hội nghị liên Chính phủ, có thể triệu tập ngay vào năm 2018. Con người cần thực hiện hai năm đàm phán, và U.N có thể hoàn thành một hiệp ước mới ngay cuối năm 2019.

Mặc dù bản hiệp ước UNCLOS có hiệu lực hàng thập kỷ qua đã đề cập đến khai thác ở vùng biển sâu và tự do khai thác ở các vùng biển khơi ngoài thẩm quyền các quốc gia, nhưng nó không đề cập đến đa dạng sinh học. Vào thời điểm đó, các nhà khoa học đã không khám phá được một số môi trường sống và sinh vật biển kỳ lạ dưới biển sâu như các miệng phun dưới biển và các sinh vật không phụ thuộc vào ánh sáng mặt trời.

Áp lực của con người đối với đời sống biển đã tăng lên, với công nghệ cho phép đánh bắt xa hơn và sâu hơn so với tưởng tượng trước đây. Theo Douglas McCauley, nhà sinh thái học và nhà sinh vật học bảo tồn thuộc Đại học California, Santa Barbara, khi Hiệp ước UNCLOS lần đầu tiên có hiệu lực vào năm 1982, con người đã đánh bắt được khoảng hai triệu tấn thủy sản mỗi năm. Ngày nay, sản lượng đánh bắt gần 5 triệu tấn.

McCauley nói với SeafoodSource: “Chúng ta đang đánh bắt thủy sản trên biển cả với công nghệ và công suất lớn hơn bao giờ hết. Tàu đánh cá bằng lưới kéo lớn nhất hiện nay là một tàu khoảng 14.000 tấn. Không có gì giống như vậy trên biển vài thập kỷ trước”.

Biến đổi khí hậu đe doạ các nghề cá và nguồn lợi thủy sản; Đại dương đã hấp thụ hơn 90% lượng nhiệt do biến đổi khí hậu do con người tạo ra. Thiệt hại do việc tăng nhiệt độ và nước có tính axit cao hơn có thể thảm khốc: Ông McCauley cho biết một nghiên cứu đã xác định thiệt hại của  các nghề cá toàn cầu theo kịch bản phát thải khí nhà kính cao là 10 tỷ USD (8,5 tỷ EUR) mỗi năm.

Các nhà vận động nói rằng các khu bảo tồn biển và cơ chế để tạo ra các khu bảo tồn biển trong hiệp ước mới là cần thiết để cho phép các loài thủy sản và các sinh vật khác có một không gian được bảo vệ để thích ứng với các điều kiện biển đang thay đổi nhanh chóng.

Gladys Martinez, Luật sư của Hiệp hội Bảo vệ Môi trường Interamerican, một nhóm ủng hộ Liên Mỹ, cho biết: “Bằng cách tăng năng suất của sinh vật biển, các trữ lượng lớn sẽ làm giảm nguy cơ tuyệt chủng cục bộ và tăng kích cỡ quần thể, do đó tăng khả năng thích nghi với sự căng thẳng và thúc đẩy sự thích ứng”.

Ông Martinez cho biết cũng giống Hiệp định khí hậu quốc tế Paris mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đã đồng ý vào tháng 11 năm 2015, một hiệp ước cập nhật về các vùng biển khơi sẽ chứng tỏ cam kết tập thể trong việc giải quyết mối đe doạ môi trường đối với các cộng đồng toàn cầu. Nhưng không giống như Hiệp định Paris, hiệp ước về các vùng biển khơi sẽ không đề cập cụ thể đến phát thải carbon gây ra bởi biến đổi khí hậu.

Theo Bà Martinez, con đường dẫn tới một hiệp định cập nhật về các vùng biển khơi sẽ kéo dài, với sự phản đối tiềm năng từ ngành đánh bắt thủy sản và các nhà phát triển năng lượng vùng biển sâu.

Bà cho biết: “Các ngành này đã được rất nhiều lợi ích từ việc thiếu các quy định quốc tế, vì vậy họ muốn duy trì tình trạng này càng lâu càng tốt”.

Kristina Gjerde, Cố vấn cao cấp về biển tại Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế cho biết các nhà thương thuyết cũng sẽ phải vượt qua sự thiếu hiểu biết về tầm quan trọng và giá trị của các vùng biển khơi và các rủi ro của việc không hành động. Nhưng sự hợp tác quốc tế về khoa học biển sẽ giúp khắc phục điều đó, Gjerde nói thêm.

Gjerde cho biết các khu bảo tồn biển, một quy trình chuẩn hơn về đánh giá các tác động môi trường và tăng cường năng lực khoa học và chia sẻ sẽ là cần thiết để giải quyết những khoảng trống còn lại trong UNCLOS.

Gjerde nói: “Những gì mà các nhà soạn thảo (UNCLOS) không lường trước là hàng loạt các tác động tích lũy đang tấn công đại dương của chúng ta, điều này đòi hỏi sự phản ứng chặt chẽ, toàn diện và phối hợp hơn”.

Source: HNN, Tổng cục Thủy sản (Theo seafoodsource)

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments