Hạt nano từ lá trà xanh và lá xoan trong điều trị bệnh gan tụy trên tôm

-

Việc sử dụng các hạt nano chống lại các mầm bệnh là một lĩnh vực đầy hứa hẹn trong nuôi trồng thuỷ sản.

Một nghiên cứu mới đây đã xác định hiệu quả kháng khuẩn của hạt nano bạc (AgNP) từ lá trà xanh và lá xoan đối với bệnh hoại tử gan tụy (NHP-B) trong tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei).

Ứng dụng kháng khuẩn hạt nano

Một số hạt nano có thể có hoạt tính kháng khuẩn và ảnh hưởng đến nhiều loài vi khuẩn (Lu và cộng sự, 2013; Huang và cộng sự, 2015; Bakare và cộng sự, 2016). Ví dụ, các hạt nano đồng đã được chứng minh là các chất kháng khuẩn có triển vọng chống lại các vi khuẩn đường ruột Aeromonas hydrophila, Vibrio parahaemolyticus, và Pseudomonas fluorescens trong cá chép gương và cá trắm cỏ (Huang và cộng sự, 2015).

Một số nghiên cứu đã chứng minh được hiệu quả kháng khuẩn của nano bạc (AgNP) đối với vi khuẩn gây bệnh thông thường lây nhiễm sang các loài nuôi trồng thuỷ sản. Ví dụ, tác dụng kháng khuẩn của AgNPs tổng hợp bằng cách sử dụng chiết xuất Prosopis chilensis đã được thử nghiệm trên tôm sú Penaeus monodon bị nhiễm Vibrio cholerae, V. harveyi,V. parahaemolyticus (Kandasamy và cộng sự, 2013).

Hơn nữa, hiệu quả của AgNP được tổng hợp bằng chiết trà xanh đã được thử nghiệm trong tôm he Ấn Độ (Fenneropenaeus indicus) bị nhiễm V. harveyi (Vaseeharan và cộng sự, 2010). Gần đây, Juárez-Moreno et al. (2017) đã chứng minh được tính chất kháng virut của AgNP đối với virut hội chứng đốm trắng nhiễm vào tôm càng xanh.

Tổng hợp hạt nano

Lá trà xanh khô (Camellia sinensis, Kuntze) và lá tươi của cây xoan (Azadirachta indica, Jussieu) là nguyên liệu sản xuất hạt nano kháng khuẩn.

Lá xoan đã được làm khô trong bóng tối ở nhiệt độ phòng và được lưu trữ trong túi giấy trong ba ngày. Tổng hợp các hạt nano đã được thực hiện dựa trên phương pháp được mô tả bởi Vasseharan et al. (2010) với một số sửa đổi về số lượng và thời gian như sau: Đối với cả hai loại cây, 6 g lá khô đã được thêm vào 60 mL nước dezerized đun sôi trong 2 phút, thỉnh thoảng khuấy. Sau 5 phút, nước sắc được lọc qua bộ lọc 4 μm ba lần để tách các chất rắn lơ lửng sau đó là công đoạn tổng hợp các hạt nano.

Các biện pháp điều trị tôm bệnh bằng AgNP

Từ tôm bị nhiễm bệnh, 45 con đã được chọn và ba nhóm được hình thành, với ba bể cá cho mỗi nhóm (n = 5), đối với các biện pháp AgNP như sau:

– Nhóm tôm 1,2: Các AgNPs tổng hợp với Lá xoan (A. indica) được sử dụng trong hai phương pháp điều trị khác nhau, 5 μg và 35 μg AgNP trong dung dịch nước, và được quản lý bằng thức ăn ép viên lên 15 con/lần điều trị, phân phối trong năm con tôm cho mỗi ao hồ.

– Nhóm tôm thứ 3: Bị nhiễm bệnh bằng một dung dịch nước mà không có các hạt nano.

– Nhóm thứ 4: Gồm 15 tôm không nhiễm bệnh mà không có các hạt nano vẫn là nhóm đối chứng.

Kết Quả

Tỷ lệ tử vong của tôm nhiễm bệnh NHP-B được xử lý với 35 μg AgNPs là 0%, trong khi tôm điều trị 5 μg AgNPs cho thấy tỷ lệ tử vong là 40% vào cuối thí nghiệm.

Gan tụy của tôm nhiễm NHP-B tiếp xúc với. (a) 5 μg AgNP trong 12 ngày; (b) 5 μg AgNP trong 24 ngày; © 35 μg AgNP trong 12 ngày, (d) 35 μg AgNP trong 24 ngày. Kiểm soát tôm không có AgNPs: (e) bị nhiễm bệnh; (f) không bị nhiễm bệnh. Các mũi tên cho biết điểm lây nhiễm vi khuẩn.

Kết luận

Nghiên cứu đã chứng minh AgNPs tổng hợp từ lá trà xanh và lá xoan có khả năng giảm tỷ lệ tử vong cho tôm thẻ chân trắng nhiễm bệnh hoại tử gan tụy với liều lượng 35 μg AgNP trong 24 ngày.

Source: Lệ Thủy, TepBac. Theo: Martín Rodrigo Acedo-Valdez, et al.

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments