Giải pháp cho nghề nuôi tôm Châu Á với dịch bệnh EMS/AHPNS

-

Tiến sĩ Tim Flegel đưa đến một số thông điệp cho người nuôi tôm trong khi các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm hiểu nguyên nhân gây ra hội chứng tôm chết sớm EMS (Early mortality system) hay còn gọi là hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính AHPNS (Acute hepatopancreatic necrosis system).

Nhiều nhóm khác nhau đang tiến hành nghiên cứu với hội chứng chết sớm EMS (Early mortality system) hay còn gọi là hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính AHPNS (Acute hepatopancreatic necrosis system) bao gồm Centex Shrimp Đại học Mahidol, Thái Lan, Cục Thủy Sản Thái Lan (DOF), Phòng thí nghiệm bệnh học thủy sản, trường Đại học Arizona, Mỹ bởi Dr. Don Lightner làm trưởng nhóm nghiên cứu, và Bộ Nông Nghiệp Việt Nam thành viên của tổ chức FAO do Dr. Melba Reantaso làm trường nhóm. Bệnh xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc vào khoảng cuối năm 2009, xảy ra ở Việt Nam vào năm 2010, Malaysia 2011, và Thái Lan 2012. Nguyên nhân gây bệnh vần chưa được xác định rõ có thể bao gồm cả tác nhân truyền nhiễm và không truyền nhiễm.

Tại hội thảo thủy sản Châu Á Thái Bình Dương tổ chức tại Bangkok ngày 22/11/2012, Dr. Tim Flegel thuộc Centex Shrimp đã chỉ ra những cập nhật mới nhất liên quan tới EMS/AHPNS. Nghiên cứu cho rằng hầu hết các ao nuôi tôm bị cảm nhiễm EMS/AHPNS tỉ lệ chết cao, nhưng Dr. Tim Flegel cho rằng trong hầu hết các trường hợp là do đoán chừng nguyên nhân gây chết (trước khi gửi mẫu phân tích) hầu hết được quy cho EMS/AHPNS. Lightner cũng đồng ý với nhận định trên (tham khảo tại website: http://www.enaca.org). Flegel nhấn mạnh rằng việc phân tích nên chính xác vì là một phần dữ liệu cho kết quả nghiên cứu.
.
Đối với mẫu

Hiện tại việc xác định tác nhân cảm nhiễm vẫn không thành công. EMS/AHPNS được mô tả bởi sự hoại tử của phần lớn tế bào gan tụy theo đó là đa nhiễm của các tác nhân vi khuẩn dẫn tới tỉ lệ chết cao và nhanh. Sự biến dạng của tế bào gan tụy xuất hiện đầu tiên tiếp theo đó dẫn đến mẩt chức năng. Dr. Flegel yêu cầu người nuôi cũng như các nhà nghiên cứu “Cơ bản đã được đồng ý tại hổi thảo NACA xác nhận rằng cần thiết phải quan sát mẫu mô học. Không có ý kiến phản bác cho yêu cẩu này. Tuy nhiên nếu bạn thấy điều đó, bạn sẽ biết nó”.

Flegel thảo luận về phương pháp của Lightner xác định ở mức độ mô học. Ông nhấn mạnh ”Cố định mẫu cho phân tích chúng ta cần dùng mẫu tôm còn sống và cố định bằng formaline (Davidson’s fixative) trực tiếp vào gan tụy trước sau đó mới đến các cơ quan khác. Nếu mẫu không được cố định ngay trong vòng 1-2 phút sự phân hủy của emzyme tiêu hóa sẽ dẫn đến những thay đổi sau khi tôm đã chết, làm cho việc chuẩn đoán nguyên nhân gây bệnh trở nên khó khăn và không thể. Không thể kết luận được gì nếu mẫu không được cố định tốt.

Phải chăng tỉ lệ chết cao là do EMS/AHPNS?

“Tôm chết trong vòng 35 ngày nuôi có thể do rất nhiều nguyên nhân bao gồm cả virus gây bệnh đốm trắng (WSSV). Tại Thái Lan, Cục Thủy Sản Thái Lan cùng với Dr. Chalor Limsuwan và Dr. Niti Chuchird chỉ ra rằng trong nhiều trường hợp tỉ lệ tôm nuôi chết sớm (>50%) nguyên nhân được quy cho là do WSSV hơn là EMS/AHPNS. Tại Thái Lan tỉ lệ tôm chết sớm do EMS/AHPNS chỉ chiếm khoảng 6-10% và điều này hầu như không xảy ra ở phía đông vịnh Thái Lan. Những nguyên nhân khác bao gồm virus gây bệnh đầu vàng (Yellow head virus (YHV)), Vibrio harveyi, và V. parahaemolyticus. Như chúng ta đã biết tôm sú (Penaeus monodon), tôm thẻ chân trắng (P. vannamei) và cả tôm he Trung Quốc (P. chinensis) đều có thể bị cảm nhiễm bởi EMS/AHPNS. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa xác định được tác nhân gây bệnh.

Dr. Tim Flegel khẳng định rằng: “Cảm nhiễm Myonecrosis virus (IMNV) không phải là nguyên nhân gây nên EMS và ở Châu Á, IMNV chỉ giới hạn tại Indonesia. Nhưng nếu việc vận chuyển tôm chưa được kiểm dịch từ Brazil hoặc Indonesia là một trong những nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh bùng phát. Chúng ta có thể ngăn chặn sự bùng phát của bệnh này nếu các bên có liên quan cam đoan rằng vận chuyển tôm không được kiểm dịch là sai trái”.

© Trương Huỳnh Như, trieutuan.blog

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments