Giải mã bộ gen của cá nheo Mỹ

-

Thông tin thu thập được từ bộ gen của một con cá nheo Mỹ (channel catfish) đã tạo ra những bước đi mới cho việc xác định và nhân giống cá da trơn với những tính trạng được cải thiện như: tốc độ tăng trưởng, sản lượng phi lê, chất lượng thịt và khả năng kháng bệnh.

Một con cá nheo Mỹ có tên là “Coco” đã cung cấp vây và nhiều DNA cần thiết cho các nhà khoa học của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) và Đại học Auburn để nghiên cứu. Kết quả là người ta đã có được trình tự đầu tiên của bộ gen cá nheo Mỹ và đem lại những hứa hẹn về các sản phẩm tốt hơn cho các nhà sản xuất cá da trơn.

Cá da trơn là nguồn protein thực phẩm quan trọng và cũng là loài cá nuôi phổ biến đứng thứ ba trên thế giới. Trong hơn 2.500 loài cá da trơn được biết đến thì cá nheo Mỹ chiếm ưu thế, hơn 60% sản lượng thủy sản nuôi ở Mỹ. Thông tin thu thập được từ bộ gen của “Coco” đã tạo ra những bước đi mới cho việc xác định và nhân giống cá da trơn với những tính trạng được cải thiện như: tốc độ tăng trưởng, sản lượng phi lê, chất lượng thịt và khả năng kháng bệnh.

Theo Geoffrey Waldbieser thì bộ gen làm nó dễ dàng hơn để xác định đúng nhiều vị trí khác nhau trong chuỗi DNA và phân tích các phần khác nhau được di truyền bởi từng cá thể cá da trơn khác nhau. Các nhà khoa học có thể nhận biết những phân đoạn này, sử dụng phương pháp nhân giống để chọn lọc những phân đoạn có lợi trong quần thể của chúng, cải thiện sản lượng thịt cũng như hiệu quả sản xuất cho người nuôi.

Waldbieser, người thuộc Phòng Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản nước ấm ARS (WARU) ở Stoneville, Mississippi, cùng với John Liu, giáo sư nuôi trồng thuỷ sản của Đại học Auburn đã dẫn đầu trong nỗ lực sắp xếp bộ gen của cá da trơn.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một kỹ thuật đặc biệt gọi là mẫu sinh (gynogenesis) để tạo ra bộ gen của Coco, một con cá thí nghiệm có hai bản sao DNA y hệt nhau. Với sự giúp đỡ của các nhà khoa học của ARS ở nhiều nơi khác nhau, Waldbieser đã sản xuất được khoảng 800 triệu chuỗi DNA từ DNA của Coco.

Bộ gen này gần đây đã được sử dụng để xác định sự thay đổi trong các chuỗi DNA giữa các cá thể cá da trơn riêng lẻ trong dòng lựa chọn Delta, đang được phát triển tại WARU để các nhà sản xuất cá da trơn sử dụng.

Source: Đào Minh, TepBac. Theo USDA

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments