Elon Musk: “Chip hợp nhất não người và trí tuệ nhân tạo sẽ có mặt sau 4 năm nữa”

-

Cách đây vài tuần Elon Musk tuyên bố đầu tư vào công ty mạo hiểm mang tên Neuralink nhằm nghiên cứu phát triển các sản phẩm hỗ trợ giúp con người cạnh tranh với trí thông minh nhân tạo (AI).

Bây giờ, Musk cung cấp thêm nhiều thông tin chi tiết về cách hoạt động của công nghệ này, đồng thời tuyên bố rằng “trong vòng 4 năm tới sẽ mang ra thị trường thứ gì đó hỗ trợ điều trị chấn thương não nghiêm trọng, còn thiết bị dành cho người bình thường sẽ có mặt sau 8 – 10 tới.”

Chi tiết hơn, tại buổi phỏng vấn trong chương trình Wait But Why, Musk cho biết rằng nhóm của ông có thể tạo ra những thiết bị phần cứng không dây, có thể cấy ghép, tương thích sinh học với cơ thể con người, cho phép chúng ta có thể kết nối với máy tính và thậm chí là với nhau chỉ bằng 1 suy nghĩ. Dù vậy, ông vẫn nhấn mạnh về những nguy hiểm tiềm tàng cuủa trí thông minh nhân tạo. Vì thế, ông cho rằng tăng cường “băng thông” của giao tiếp người – máy sẽ là cách giúp con người cộng sinh với AI thay vì bị nó thay thế.

Bởi thế, từ năm ngoái Elon Musk đã đề xuất ý tưởng dùng AI để hỗ trợ hiệu suất hoạt động của não bộ con người, giúp họ có trí tuệ siêu việt hơn. Bây giờ, ông tiến hành những bước đi cụ thể hơn bằng việc đầu tư vào Neuralink. Bên dưới là toàn bộ những thông tin về dự án mà Musk vừa tiết lộ:

– Việc kinh doanh của Neuralink là phát triển giao diện não – máy. Họ muốn tạo nên một “thiết bị siêu nhỏ” mang tên BMI nhằm mục đích vừa hỗ trợ kinh tế cho công ty, vừa tạo ra một phương tiện hoàn hảo để áp dụng các phát kiến của họ (tương tự như mô hình hoạt động của SpaceX, mở dịch vụ phóng tên lửa để thu tiền, đồng thời thử nghiệm các nghiên cứu mới nhất của chính họ). Về kế hoạch triển khai thiết bị này, Musk cho biết: “Chúng tôi muốn mang cái gì đó ra thị trường với khả năng hỗ trợ một số chấn thương não, thí dụ như đột quỵ, tổn thương do ung thư hoặc bẩm sinh,… trong 4 năm tới.

– Musk cho biết đã gặp hơn 1000 người để thiết lập nên nhóm nghiên cứu và một trong các vấn đề thử thách hất chính là đòi hỏi nhiều người đến từ các lĩnh vực hoàn toàn khác nhau, đòi hỏi các công nghệ cũng khác nhau như thần kinh học, giải phẫu não, vi điện tử, thử nghiệm lâm sàng,… Do sự đan xen nghiên cứu này nên ông luôn tìm các chuyên gia có kiến thức ở nhiều lĩnh vực. Một trong số những người quan trọng chính là Paul Merolla, người đã dành ra 7 năm qua để dẫn đầu nhóm thiết kế chip cho IBM trong dự án mang tên SyNAPSE và Vanessa Tolosa, một trong những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực vật liệu cấy ghép,…

– Cuối cùng, Musk đưa ra một lộ trình 8 – 10 năm: “Tôi nghĩ rằng chúng ta phải mất tới khoảng 8 – 10 để áp dụng công nghệ này cho những người bình thường. Lưu ý quan trọng rằng điều đó phụ thuộc vào thời gian chấp thuận của các cơ quan chức năng và mức độ hiệu quả của những thiết bị của chúng tôi đối với những người khuyết tật.“

Kỳ thực xưa giờ Elon Musk luôn bày tỏ mối mối quan tâm không nhỏ về những tiến bộ quá nhanh trong lĩnh vực trí thông minh nhân tạo. Ông sợ rằng một ngày AI sẽ vượt mặt con người. Tuy nhiên sau nhiều năm, nỗi sợ này đã thúc đẩy ông phải hành động để đảm bảo rằng AI không biến con người thành nô lệ của chúng.

Một trong những bước đi đầu tiên chính là hồi năm 2015, Musk đã quyên góp 10 triệu đô cho học viện Future of Life, hỗ trợ các nhà nghiên cứu tìm cách giảm nhẹ nguy cơ mà con người phải đối mặt, đặc biệt là do sự tiến bộ của AI. Cũng trong thời gian đó, Musk cùng với giáo sư Stephen Hawking và hơn 20 ngàn chuyên gia khác đã ký một thư ngỏ kêu gọi cấm sử dụng vũ khí tự hành. Trong thư ghi rõ rằng: “Nếu bất kỳ lực lượng quân sự nào muốn thúc đẩy sự phát triển của vũ khí dựa trên AI thì cuộc chạy đua vũ trang toàn cầu là điều khó tránh khỏi.”

Vào cuối 2015, Musk bắt đầu có những bước đi mạnh mẽ hơn bằng cách thành lập nên OpenAI, một công ty nghiên cứu phi lợi nhuận với nhiệm vụ định hướng sự phát triển của AI theo hướng có lợi cho con người. Sau đó 1 năm, Musk tiếp tục phản đối sự phát triển AI, nhấn mạnh rằng những thế hệ AI siêu tiên tiến có thể bị lợi dụng để tiến hành các vụ tấn công DDoS – một mối đe dọa lớn đối với Internet. Khi đó, ông khẳng định rằng chẳng còn lâu nữa thế giới sẽ chứng kiến những cuộc tấn công lớn của AI tới cơ sở hạ tầng mạng.

Và không chỉ riêng Musk mà hiện thế giới cũng có nhiều tổ chức khác cũng ấp ủ các dự án có liên quan tới giao tiếp não – người, bao gồm cả MIT hay DARPA của bộ quốc phòng Mỹ. Về cơ bản, hy vọng rằng các dự án này có thể mang lại lợi ích thiết thực cho con người, giúp giảm thiểu những đe dọa của AI, đồng thời bắt nó phải phục vụ cho sự phát triển và những lợi ích của nhân loại.

Source: TinhTe, Tham khảo WBW

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments