Dự án nhằm mục đích tìm ra một “bể chứa cácbon” trong nuôi trồng thủy sản giúp ngăn chặn biến đối khí hậu

-

Các nhà nghiên cứu ở Tây Ban Nha đang tìm cách sử dụng nuôi trồng thủy sản để tạo ra các “bể chứa cacbon” (carbon sink). Điều này được hy vọng sẽ giúp ngăn chặn biến đổi khí hậu.

Sáng kiến ​​này được phát triển bởi Tổ chức OESA trong hợp tác với Quỹ đa dạng sinh học của Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Môi trường, Đại học Santiago de Compostela và công ty Algaenergy, cố gắng tìm ra cách thức nuôi trồng thủy sản có thể giúp giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu thông qua cố định carbon dioxide (CO2) trong tảo và động vật thân mềm (sò, trai sò và trai).

Dự án nhằm tìm “bể chứa cacbon mới” ở Tây Ban Nha thông qua quá trình sản xuất, nuôi trồng thủy sản, trong đó có hơn 80 phần trăm là từ động vật thân mềm.

Một trong số các mục tiêu của dự án là để trang bị cho ngành nuôi trồng thủy sảnTây Ban Nha các công cụ mới để tính toán lượng khí thải carbon của các loài canh tác.

Trong nửa đầu năm nay, dự án đã được thực hiện và đang xây dựng một bản báo cáo đầu tiên về sự tương tác của biến đổi khí hậu và nuôi trồng thủy sản.

© Triệu Tuấn, trieutuan.blog
Nguồn tin: The Fish Site

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments