Dr. Lightner đã tìm ra nguyên nhân gây hội chứng tôm chết sớm (EMS)

-

Vào ngày 01 tháng 5 năm 2013, Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu (Global Aquaculture Alliance-GAA) báo cáo rằng tiến sĩ Donald Lightner, nhà nghiên cứu bệnh tôm nổi tiếng tại Đại học Arizona, đã tìm ra nguyên nhân của hội chứng tôm chết sớm (EMS), một căn bệnh làm thiệt hại cho ngành ngành công nghiệp nuôi tôm một tỷ đô la một năm.

Nhóm nghiên cứu của Dr. Lightner đã phát hiện thấy rằng EMS ĐƯỢC GÂY RA BỞI MỘT CHỦNG DUY NHẤT CỦA MỘT LOẠI VI KHUẨN TƯƠNG ĐỐI PHỔ BIẾN ĐÓ LÀ, VIBRIO PARAHAEMOLYTICUS. Vi khuẩn này đã bị nhiễm bởi một loại thể thực khuẩn (phage) làm cho chúng sinh ra một loại độc tố cực mạnh. Vi khuẩn được lây truyền qua đường miệng (orally), sau đó chúng xâm nhập vào đường tiêu hóa tôm, tạo ra độc tố gây phá hủy mô và làm rối loạn chức năng của gan tụy, cơ quan tiêu hóa của tôm.

Nghiên cứu đang được tiếp tục nhằm phát triển các kỹ thuật xét nghiệm chẩn đoán để phát hiện nhanh chóng EMS, từ đó cho phép nâng cao công tác quản lý các trại giống và ao nuôi tôm. Nó cũng sẽ cho phép đánh giá tốt hơn về những rủi ro liên quan đến nhập khẩu tôm đông lạnh hoặc các sản phẩm khác từ các nước bị ảnh hưởng bởi EMS.

Một số nước đã thực hiện chính sách hạn chế nhập khẩu tôm đông lạnh hoặc các sản phẩm tôm khác từ các nước bị ảnh hưởng bởi bệnh EMS. Dr. Lightner cho biết tôm đông lạnh chỉ có thể gây ra rủi ro rất thấp cho ngành nuôi tôm địa phương ở các nước nhập khẩu và môi trường tự nhiên, vì tôm nhiễm EMS thường có kích thước rất nhỏ và không đạt tiêu chuẩn thương mại quốc tế. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu của ông cũng có nhiều nghiên cứu mức độ lan truyền bệnh EMS bằng cách sử dụng mô tôm đông lạnh nhưng không thành công. Điều này cho thấy, các sản phẩm tôm đông lạnh tương đối an toàn và chưa có cơ sở khoa học khẳng định chúng là nguồn lan truyền bệnh EMS.

Trong một nỗ lực kiểm soát dịch bệnh trong quá khứ và cải thiện chính sách phòng chống dịch bệnh trong tương lai, Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Quỹ Nuôi trồng có trách nhiệm (Responsible Aquaculture Foundation), đã đề ra một chương trình giáo dục, đào tạo và hỗ trợ nghiên cứu được thành lập và quản lý bởi Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu (Global Aquaculture Alliance), bắt đầu bằng việc nghiên cứu trên EMS tại Việt Nam trong tháng 7 năm 2012. Mục đích của nó là để điều tra việc phân bố, lan truyền, tác động của EMS đến ngành nuôi tôm, và đề nghị các biện pháp quản lý dịch bệnh ở tất cả các đơn vị nuôi trồng thủy sản cả nhà nước và tư nhân.

© Triệu Tuấn, trieutuan.blog

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

Previous article
Next article

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments