Đánh giá khả năng kiểm soát bệnh phát sáng do vi khuẩn Vibrio harveyi gây ra trên tôm sú của tảo khuê Chaetoceros calcitrans

-

Bệnh trên các đối tượng thủy sản nuôi gây thiệt hại nghiêm trọng đến nền kinh tế và ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản thế giới. Do đó, cần những giải pháp thiết thực để kiểm soát dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản.

Việc sử dụng kháng sinh làm phát sinh nhiều vấn đề đáng lo ngại, như khả năng hình thành các chủng vi khuẩn kháng thuốc. Một trong những giải pháp hứa hẹn có thể thay thế kháng sinh trong việc kiểm soát dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản là sử dụng các loài vi tảo. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá khả năng của tảo khuê Chaetoceros calcitrans khô đông lạnh (freeze-dried) trong việc kiểm soát vi khuẩn Vibrio harveyi – mầm bệnh gây bệnh phát sáng trên tôm sú.

Tảo khuê Chaetoceros calcitrans được nuôi tại Phòng thí nghiệm của SEAFDEC-AQD (Southeast Asian Fisheries Development Center Aquaculture Department), Tigbauan, Iloilo, Philippines. Tảo được thu hoạch tại pha tăng trưởng cao nhất, sau đó ly tâm để loại bỏ nước và đông lạnh để dùng cho thí nghiệm. Hàm lượng chất béo tổng cộng (total lipid) và acid béo của tảo cũng được phân tích. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức. Hai nghiệm thức tảo được thêm vào thức ăn với hàm lượng 15 và 30 g/kg thức ăn. Ở nghiệm thức đối chứng dương, tôm được cho ăn thức ăn có bổ sung 10 g/kg ß-1,3-glucan Curdlan. Nghiệm thức đối chứng âm không có bổ sung tảo hay ß-1,3-glucan. Tôm post 15 ngày tuổi được nuôi trong hệ thống bể ngoài trời đến khi đạt trọng lượng 10 g/con được dùng cho thí nghiệm. Thí nghiệm cho ăn các khẩu phần thức ăn khác nhau được tiến hành trong 45 ngày. Sau 45 ngày, tôm được thu 10 con ở mỗi nghiệm thức để gây cảm nhiễm với vi khuẩn Vibrio harveyi với nồng độ 10^7 CFU/mL.

Kết quả cho thấy, tôm cho ăn thức ăn có bổ sung tảo Chaetoceros calcitrans với hàm lượng 30 g/kg giúp gia tăng các chỉ tiêu miễn dịch của tôm như gia tăng hoạt động của enzyme prophenoloxidase và nồng độ protein trong huyết tương và khác biệt có ý nghĩa khi so với nghiệm thức cho ăn bổ sung ß-1,3-glucan Curdlan. TảoChaetoceros calcitrans cũng chứa rất nhiều loại acid béo không bão hòa PUFA (polyunsaturated fatty acids) như acid linolenic và acid eicosapentanoic (EPA), đây là những thành phần có tác dụng kháng khuẩn, giúp tôm chống lại vi khuẩn Vibrio harveyi khi gây cảm nhiễm. Tỷ lệ sống của tôm đạt cao nhất ở nghiệm thức bổ sung tảo với hàm lượng 30 g/kg thức ăn, tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức bổ sung ß-1,3-glucan và cả hai nghiệm thức này khác biệt có ý nghĩa thống kê so với hai nghiệm thức không bổ sung tảo và bổ sung tảo với hàm lượng 15 g/kg thức ăn khi gây cảm nhiễm với vi khuẩn.

Nghiên cứu này chứng minh rằng tại sao tảo Chaetoceros calcitrans được sử dụng rộng rãi trong nghành công nghiệp nuôi trồng thủy sản trên thế giới. Nó giúp tôm cá gia tăng hệ miễn dịch và chống lại mầm bệnh. TảoChaetoceros calcitrans thực sự là một loại thức ăn bổ sung rất tốt cho tôm cá, đặc biệt là giai đoạn nhỏ.

Evaluation of dietary freeze-dried Chaetoceros calcitrans supplementation to control Vibrio harveyi infection on Penaeus monodon juvenile

Effects of supplementation of diets with freeze-dried Chaetoceros calcitrans to control Vibrio harveyi infection are evaluated through immune responses, and disease resistance of juvenile Penaeus monodon. Total lipid and fatty acid profile of Chaetoceros calcitrans is also analyzed. A challenge infection with 107 cfu/mL concentration of Vibrio harveyi is intramuscularly injected to juvenile Penaeus monodon after 45 days of feeding of diets supplemented with 15 g/kg and 30 g/kg dried Chaetoceros calcitrans. The use of dried Chaetoceros calcitrans is compared with that of ß-1,3 glucan Curdlan, a commercial immune enhancer. Incorporation of 30 g/kg Chaetoceros calcitrans in the diet enhances the immune system of shrimp as effected by high prophenoloxidase activity and plasma protein concentration and is better compared to the commercially available Curdlan. Chaetoceros calcitrans also contains polyunsaturated fatty acids (PUFAs) such as linolenic acid and eicosapentanoic acid (EPA) which are responsible for its antibacterial action against Vibrio harveyi. All these biological activities of Chaetoceros calcitrans add up to increase resistance of the juvenile Penaeus monodon to vibriosis as shown by its high survival rate from the challenge infection with Vibrio harveyi. Therefore, it is worthwhile to use Chaetoceros calcitrans as supplementary feed. Its effect in increasing the immune competence coupled with its antibacterial action, make the shrimp resistant to luminous vibriosis that continues to affect the industry, thereby augmenting aquaculture production.

Triệu Tuấn, trieu tuan blog
Source: Ebonia B. Seraspe et al. Aquaculture, Volume 432, 20 August 2014, Pages 212–216

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments