Đánh giá chất lượng tôm nuôi trong mô hình Copefloc

-

Hiện nay vấn đề chất lượng sản phẩm đang được đặt lên hàng đầu ở các quốc gia, trở thành quy định quan trọng đối với các mặt hàng xuất khẩu.

Để quản lý chất lượng sản phẩm, các quy định đã được ban hành ở nhiều nước kể cả Việt Nam, yêu cầu bắt buộc phải kiểm nghiệm các chỉ tiêu nhất là dư lượng các chất kháng sinh, hóa chất, kim loại nặng và vi sinh vật trong sản phẩm thủy sản trước khi lưu thông, tiêu thụ trên thị trường. Trong đó, đối với hóa chất, kháng sinh yêu cầu bắt buộc phải kiểm nghiệm Chloramphenicol, Nitrofuran, Malachite Green. Đối với kim loại nặng bắt buộc phải kiểm nghiệm As, Cd, Pb, Hg. Đối với vi sinh vật yêu cầu kiểm nghiệm tổng vi khuẩn, E. coli, Salmonella và Staphylococcus.

Công nghệ Copefloc được biết đến bản chất là mô hình phát triển hệ sinh vật thủy sinh giàu dinh dưỡng, đặc biệt là giáp xác chân chèo (copepods), các động vật thân mềm sống đáy và các hạt biofloc làm thức ăn trực tiếp cho tôm nuôi.

Trong một báo cáo khoa học về đánh giá ảnh hưởng công nghệ copefloc đến chất lượng an toàn sản phẩm tôm thẻ chân trắng của Nguyễn Thị Biên Thùy cùng cộng sự (1/2021) đã công bố kết quả một số đánh giá và so sánh về chất lượng sản phẩm tôm thẻ chân trắng nuôi copefloc và thông thường như sau:

Dư lượng hóa chất và kháng sinh

Chưa phát hiện thấy mẫu tôm nào tồn dư Malachite Green, Chloramphenicol và Nitrofuran khi nuôi bằng công nghệ Copefloc .Riêng đối với nghiệm thức nuôi tôm thâm canh thông thường đã phát hiện thấy 02/9 mẫu chứa Malachite Green ở nồng độ từ 0,37- 0,42 µg/kg. Nhưng theo quy định hiện hành ở Việt Nam và các thị trường lớn trên thế giới yêu cầu hiệu năng phân tích tối thiểu (MRPL) đối với Chloramphenicol, các chất chuyển hóa của Nitrofuran, Malachite Green thì sản phẩm tôm chân trắng nuôi bằng công nghệ thông thường vẫn đạt yêu cầu chất lượng an toàn.

Hàm lượng kim loại nặng

Đối với hàm lượng một số kim loại nặng. Theo quy định hiện hành tại Việt Nam và trên thế giới về giới hạn tối đa ô nhiễm kim loại nặng As, Cd, Pb và Hg trong sản phẩm thủy sản (tôm, cua, cá) kết quả ghi nhận không có mẫu nào vượt quá giới hạn nồng độ nhiễm so với quy định. Hàm lượng Cd, Pb và Hg thấp hơn 0.5 µg/kg.

Vi sinh vật

Tổng số vi khuẩn hiện diện trong mẫu, hiển thị mức độ an toàn vệ sinh của thực phẩm, đánh giá chất lượng của sản phẩm về vi sinh vật, nguy cơ hư hỏng của thực phẩm, giới hạn về thời gian bảo quản của sản phẩm.

Kết quả định lượng cho thấy cả 2 nghiệm thức đều có sự hiện diện của vi khuẩn hiếu khí nhưng tổng mật độ vi khuẩn hiếu khí trung bình trong 1 g thịt tôm được nuôi bằng công nghệ Copefloc thấp hơn so với tôm nuôi thông thường.

Mức độ nhiễm E. coli ghi nhận , mặc dù có sự hiện diện của E. coli nhưng sản phẩm tôm thương phẩm được nuôi bằng công nghệ Copefloc vẫn đạt yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, không có mẫu nào vượt quá giới hạn cho phép (< 10^2 cfu/g) theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, đối với sản phẩm tôm nuôi theo công nghệ thông thường chưa đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm đổi với E. coli.

Tóm lại, tôm thẻ chân trắng nuôi theo công nghệ Copefloc và công nghệ thông thường đều không chứa dư lượng các chất chuyển hóa của Nitrofuran, Chloramphenicol. Mật độ Salmonella spp. và Staphylococcus spp. trong cả 2 công nghệ đều ghi nhận ở mức phù hợp với người tiêu dùng hoặc không có sự hiện diện của hai loài vi khuẩn này. Mô hình nuôi tôm bằng Copefloc cho chất lượng sản phẩm an toàn với người tiêu dùng.

Source: TepBac

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments