Cua Yeti

-

Cua Yeti (cua có lông) có tên khoa học là Kiwa hirsuta, thuộc họ Kiwaidae, giống Kiwa. Đây là một loài giáp xác được phát hiện vào năm 2005 ở Nam Thái Bình Dương.

Chúng thuộc nhóm giáp xác 10 chân (decapod), có chiều dài khoảng 15 cm, điểm đặc biệt của loài cua này là chúng có một lớp lông màu vàng (giống như lông thú) phủ kín hai càng và cả các chân của nó. Khi mới phát hiện, chúng cũng được đặt tên là tôm hùm Yeti (Yeti lobster).

K. hirsuta được phát hiện tháng 3 năm 2005 bởi nhóm của Robert Vrijenhoek thuộc Viện Nghiên cứu Monterey Bay Aquarium tại Monterey, California và Michel Segonzac thuộc Ifremer cùng với nhóm các nhà khoa học thuộc dự án Khảo sát Số lượng Quần thể Sinh vật biển sử dụng tàu ngầm DSV Alvin, phát hiện này được công bố vào ngày 7 tháng 3 năm 2006.

image

Chúng được tìm thấy dọc theo vùng Ridge Thái Bình Dương đến Nam cực, khoảng 1.500 km (930 dặm) về phía nam của đảo Phục Sinh (Easter Island) ở độ sâu 2.200 mét (7.200 ft), chúng sống trên miệng các núi lửa dưới biển. Dựa trên cả hai đặc điểm hình thái và dữ liệu phân tử của loài này, chúng được xếp vào một họ mới (Kiwaidae). Loài thứ hai, Kiwa PuraVida, được phát hiện vào năm 2006 và được mô tả vào năm 2011.

Các sắc tố trên mắt của cua suy giảm mạnh, và chúng được cho là “mù”. Trên các lông này chứa các vi khuẩn dạng sợi, chính các vi khuẩn này giúp chúng phân giải các chất khoáng độc hại phun ra từ miệng núi lửa nơi chúng sống. Quá trình này được gọi là chemosynthesis. Chúng có thể ăn được cả các vi khuẩn, mặc dù chúng là loài động vật ăn thịt.

© Triệu Tuấn, trieutuan.blog

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments