Công nghệ nuôi tôm càng xanh toàn đực từ Israel được ứng dụng ở Ấn Độ

-

Một công nghệ mới được hỗ trợ bởi Cơ quan phát triển xuất khẩu thủy sản Ấn Độ (MPEDA) có thể giúp cho sản lượng tôm càng xanh ở Ấn Độ tăng lên gấp 3 lần so với hiện tại.

Công nghệ này được phát triển bởi GS. Amir Sagi của trường ĐH. Ben Gurion University of the Negev ở Israel, công nghệ này cho phép nông dân nuôi tôm càng xanh toàn đực có tốc độ tăng trưởng cao hơn gấp 3 lần so với tôm cái trong thời gian nuôi 6 tháng mà không cần các kỹ thuật biến đổi di truyền hoặc sử dụng hóa chất hay hormone.

Trong khi tôm càng xanh cái chỉ đạt trọng lượng khoảng 15-25 g sau 6 tháng nuôi, tôm càng xanh đực có thể đạt 80-130 g, ông M. Shaji Phó giám đốc MPEDA cho biết. Ở Andhra Pradesh, một bang thuộc vùng ven biển phía đông Ấn Độ phối hợp với Trung tâm NTTS Rajiv Gandhi (RGCA) đang triển khai thí điểm dự án nuôi tôm càng xanh dùng công nghệ này, kết quả rất khả quan. Hiện tại, MPEDA đã bắt đầu triển khai nuôi thương mại sử dụng công nghệ này ở các trang trại tại bang Kerala, thuộc quận Palakkad.

Với công nghệ mới này, nông dân có thể thu được sản lượng từ 2-3 tấn tôm/ha/năm. Nếu như tất cả 2000 ha đều chuyển sang sử dụng công nghệ nuôi tôm càng xanh toàn đực và với giá tôm 8 USD/kg thì doanh thu hàng năm đạt khoảng 32.5 triệu USD, Shaji nói. “Ấn Độ là nới đầu tiên ứng dụng công nghệ này, hiện tịa công nghệ này đang được áp dụng ở Việt Nam, Trung Quốc và Myanmar,” Sagi, chuyên viên tư vấn và giám sát dự án của RGCA ở Andhra Pradesh cho biết.

Triệu Tuấn, trieutuan.blog
Source: Shrimp News International

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments