Công nghệ biofloc và hệ miễn dịch của tôm

-

Hội thảo về công nghệ biofloc và bệnh tôm được tổ chức ở TP. HCM, Việt Nam vào ngày 9/12/2013, chủ đề của Hội thảo là “mối liên hệ giữa công nghệ biofloc và bệnh gan tụy cấp tính AHPND/EMS trên tôm.”

Hội thảo đã thảo luận về các đặc điểm của hệ thống nuôi tôm áp dụng công nghệ biofloc trong việc giảm thiểu rủi ro về dịch bệnh, đặc biệt là bệnh gan tụy cấp tính AHPND/EMS. Hội thảo có khoảng 200 người tham dự và 21 bài thuyết trình, trong đó có khoảng 25 nông dân nuôi tôm tham gia.

Có bằng chứng cho thấy biofloc có thể kích thích hệ miễn dịch không đặc hiệu trên tôm. Các phần thuộc thành tế bào vi khuẩn (lipopolysaccharides, peptidoglycans and β-1, 3-glucans) cũng có tác dụng kích thích hệ miễn dịch không đặc hiệu của tôm. Đặc biệt, các chất này kích thích một loạt các phản ứng tạo thành prophenoloxidase và cuối cùng là quá trình melanin hóa (tao chất màu đen bao bọc các vết thương trên tôm để chống lại vi khuẩn,…). Các phản ứng sinh hóa khác thuộc hệ miễn dịch của tôm cũng có phản ứng tương tự khi tôm được nuôi dùng công nghệ biofloc.

Tại Hội thảo, Julie Ekasari và đồng nghiệp báo cáo về hoạt động của enzyme phenoloxidase tăng lên khi bổ sung các nguồn cacbon hữu cơ vào hệ thống nuôi (mật đường, sắn, và cám gạo). Hệ thống nuôi biofloc cũng giúp cho tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei chống lại bệnh IMNV khi gây cảm nhiễm.

Biofloc có thể được xem như là một cơ chế nhận diện phân tử giúp tôm phản ứng lại bằng cách tiết ra các chất kích thích phản ứng của hệ miễn dịch không đặc hiệu trên tôm. Các phân tử này liên tục kích thích hệ miễn dịch của tôm, do đó có thể có sự tiêu hao năng lượng cho quá trình này nhưng chưa có cơ sở để khẳng định nó có ảnh hưởng đến tăng trưởng hay sức khỏe của tôm hay không. Biofloc liên tục kích thích hệ miễn dịch của tôm, nhưng nó không được kích hoạt cho đến khi có mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.

GS. Avnimelech báo cáo kết quả nghiên cứu trên cá rô phi cho thấy, tỷ lệ cá bị nhiễm trùng thấp hơn khi gây cảm nhiễm trong hệ thống biofloc so với nước sạch. Điều này có thể liên quan đến sự đối kháng giữa hệ vi khuẩn có trong hệ thống biofloc và vi khuẩn gây bệnh. Có thể cũng có một sự đối lập tương tự đối với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh gan tụy cấp tính AHPND/EMS trên tôm.

Su-Kyoung Kim và In Kwon Jang nghiên cứu sự biểu hiện của 6 gen có liên quan đến đáp ứng miễn dịch của tôm bao gồm [proPO1 (prophenoloxidase 1), proPO2 (prophenoloxidase 2), PPAE (prophenoloxidase activating enzyme), SP1 (serine protease), mas (masquerade-like serine proteinase), ran (ras-related nuclear)]. Kết quả cho thấy, biểu hiện của các gen này trên tôm thẻ chân trắng ở các giai đoạn mysid, postlarvae và tôm trưởng thành gia tăng khi hàm lượng biofloc gia tăng. Biểu hiện gen ở tôm thẻ chân trắng lớn hơn các loài tôm khác như P. chinesisP. japonicus, điều này có thể do sự khác biệt về hình thái cấu tạo cơ thể giúp tôm thẻ chân trắng sử dụng biofloc hiệu quả hơn so với các loài tôm khác.

Triệu Tuấn, trieutuan.blog
Information: Yoram Avnimelech (Professor Emeritus), Civil and Environmental Engineering, Technion, Israel Institute of Technology, Haifa, 32000 Israel (phone 972-0-3-7522406, mobile 972-0523-511702, emailagyoram@technion.ac.il, webpage http://www.technion.ac.il/en/).
Source: Email to Shrimp News International from Yoram Avnimelech (above).  Subject: Report on Workshop.  December 26, 2013.

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments